[HỎI - ĐÁP] Bồi thường bảo hiểm khi không đủ cơ sở xác định nguyên nhân

18/08/2021, 16:07

TCDN -

Hỏi: Hiện nay PJICO Nam Định đang thụ lý hồ sơ bồi thường bảo hiểm TNDSBB xe ô tô với mức trách nhiệm 150trđ/ về người theo TT04/BTC. Theo diễn biến của vụ tai nạn trên thì có sự vụ ô tô BKS 29C30186 xô vò xe đạp đi ngược chiều nguyên nhân và lỗi thuộc về người điều khiển xe ô tô (hậu quả người điều khiển xe đạp bị tử vong trên đường đi cấp cứu). Tại Biên bản kết luận điều tra của Công an của công an huyện nho quan kết luận về nguyên nhân chết của nạn nhân như sau: "Do không giám định và giải phẫu pháp y tử thi (do gia đình nạn nhân không cho giải phẫu) nên không đủ cơ sở xác định nguyên nhân chết của nạn nhân". Trường hợp sự vụ này thì chưa đủ cơ sở để xác định được nạn nhân có chết trong vụ tai nạn giao thông trên không hay chết vì nguyên nhân khác nên chưa đủ cơ sở để giải quyết bồi thường vụ tai nạn trên theo đúng Nghị Định và Thông tư. Kính gửi cục giám sát bảo hiểm xem xét cho ý kiến để Công ty có hướng giải quyết bồi thường cho khách hàng kịp thời và đảm bảo quyền lợi và tuân thủ quy định của pháp luật.

Đáp: 

Trả lời Câu hỏi số 260721-5 của độc giả PJICO Nam Định đề nghị hướng dẫn về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) có ý kiến như sau:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 của Chính phủvề bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Nghị định số 03/2021/NĐ-CP), phạm vi bồi thường thiệt hại:“1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra”.

- Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 14 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP:

1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi).

2. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:

a) Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

- 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.

- 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

b) Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

- 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.

- 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

3. Mức bồi thường bảo hiểm:

a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thoả thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này…

Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này”.

- Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 về hồ sơ bồi thường bảo hiểm: “5.Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm”.

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP: “3. Sau khi đã thực hiện tạm ứng bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định này, có quyền yêu cầu Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hoàn trả số tiền đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc khoản tiền tạm ứng bồi thường vượt mức bồi thường bảo hiểm theo quy định trong trường hợp tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại”.

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/1/2021 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/1/2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: “1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là một trăm năm mươi (150) triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn”.

Theo BTC

Bạn đang đọc bài viết [HỎI - ĐÁP] Bồi thường bảo hiểm khi không đủ cơ sở xác định nguyên nhân tại chuyên mục Hỏi - Đáp của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899