Hội thảo tập huấn ASEAN-PAC về giáo dục phòng chống tham nhũng
TCDN - Có nhiều yếu tố tác động, chi phối và quyết định đến hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PCTN và việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Trong 2 ngày 30/5 đến 1/6 vừa qua tại Jakarta, Indonesia, Cơ quan chống tham nhũng Cambodia ACU cùng uỷ ban Chống tham nhũng Indonesia KPK phối hợp với Cơ quan về Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức Hội thảo tập huấn ASEAN-PAC về giáo dục phòng chống tham nhũng và các biện pháp phòng ngừa trên phương diện quốc gia.
Đây là hoạt động hợp tác giữa ACU và KPK trong năm kế hoạch ASIAN PAC lần thứ 18 do Cambodia là nước đăng cai nhằm tăng cường năn lực cho công chức các cơ quan PCTN khu vực ASEAN trong việc xây dựng và thực thi pháp luật.
Tham dự hội thảo có đại diện cơ quan thành viên của Nhóm Các cơ quan phòng, chống tham nhũng ASEAN; đại biểu đại diện cho Cơ quan về Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc; Tổ chức Minh bạch quốc tế và các tổ chức NGO, viện nghiên cứu chính sách khu vực và quốc tế cùng đại diện các Bộ, ngành, của Indonesia.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó chủ tịch ACU YONN Sinat cho rằng cho rằng, trong thực tiễn, có nhiều yếu tố tác động, chi phối và quyết định đến hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PCTN và việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Một mặt khác, tâm lý, văn hoá, phong tục, tập quán cũng như nhận thức ở mỗi địa phương, vùng miền hay trên khía cạnh quốc gia sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của những ghoạt động này. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề,ACU, KPK và UNODC đã quyết định lựa chọn “Tuyên truyền, phố biến, giáo dục phòng chống tham nhũng, các chiến lược phòng ngừa tham nhũng trên phương diện quốc gia” là chủ đề cho Hội thảo tăng cường năng lực ASEAN-PAC 2023.
Trong bài phát biểu của mình ông Firli Bahuri Giám đôc KPK, cho rằng bên cạnh việc phát hiện,xử lý tham nhũng thì tuyên truyền, giáo dục PCTN cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa là 2/3 giải pháp quan trọng của nhiều quốc gia trong chín sách PCTN trên thế giới cũng như Asean. Ở Indonesia, việc giáo dục phòng, chống tham nhũng đã được tích hợp vào các môn học ở tất cả các cấp học phổ thông. KPK đã phối kết hợp với Bộ giáo dục, Văn hoá, nghiên cứu và công nghệ cùng và chính quyền các địa phương trên cả nước triển khai nhiều chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy việc đưa giáo dục PCTN vào trường học.
Bên cạnh đó trên hương diện phòng ngừa tham nhũng, KPK phối hợp với các cơ quan có liên quan, hàng năm đưa ra đánh giá về những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng từ đó để thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa hợp trong khu vực công.
Ông Firli Bahuri hy vọng, với những kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn quốc tế tốt được chia sẻ tại hội thảo, các đại biểu sẽ nhận được những thông tin có giá trị tham khảo tốt, phục vụ thiết thực cho công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách có liên quan đến giáo dục PCTN và thực hiện các biện pháp phòng ngừa ở quốc gia mình.
Các phiên thảo luận chuyên sâu tại hội thảo xoay quanh các vấn đề về: ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đối số trong việc thúc đẩy vai trò của xã hội trong đấu tranh PCTN; những bài học kinh nghiệm, thực tiễn tốt về việc giáo dục PCTN cũng như việc đưa giáo dục PCTN vào chương trình đào tạo các cấp học.
Chiến lược quốc gia PCTN cũng như việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công gắn với các chính sách về cải cách thể chế, bộ máy và Các công cụ đo lường, đánh giá chỉ số minh bạch, liêm chính trong khu vực công ở các quốc gia Asian; những thực tiễn tốt về những vấn đề cụ thể trong triển khai hệ thống đấu thầu, mua sắm công điện tử đang được triển khai.
Hội thảo đã có được nghe đại diện UNOD và ông Leonardo Paradiso chia sẻ sáng kiển GRAVE trong nỗ lực hình thành văn hoá phi tham nhũng trên toàn cầu của giới trẻ và ông Francesco Checchi, cố vấn khu vực về phòng, chống tham nhũng của UNODC chia sẻ kinh nghiệm về thúc đẩy liêm chính, minh bạch trong khu vực công và Bà MARIAM MATHEW Đại diện từ Tổ chức minh bạch quốc tế TI chia sẻ những nỗ lực của TI trong việc kêu gọi những sáng kiến ở cộng đồng góp phần chống tham nhũng
Các phiên của hội thảo còn giới thiệu những bài học hay, sáng kiến tốt về sự đánh giá và đo lường những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng cũng như sử dụng công nghệ và chuyển đối số trong việc giám sát quản lý nhà nước ở Malaysia, Indonesia và Philipine…
Phát biểu bế mạc hội thảo, Phó ACU YONN Sinat Cambodia ghi nhận và đánh giá cao chất lượng những tham luận của tất cả các diễn giả và cho rằng, với thời lượng chương trình được cân đối và phân bổ hợp lý giữa những vấn đề mang tính lý luận, làm cơ sở, nền tảng cho những vấn đề mang tính thực tiễn trong việc xây dựng khung chiến lược quốc gia cũng như chính quyền địa phương trong phòng ngừa tham nhũng. Mỗi quốc gia một cách làm một sáng kiến khác nhau nhưng vấn đề chung mà mỗi đại biểu tham dự đều rút ra được những hàm ý chính sách quan trọng có giá trị tham khảo thiết thực, phù hợp với đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia mình đó chính là việc hình thành những mạng lưới của người trẻ, việc sử dụng mạng xã hội hay sự tham gia mạnh mẽ của người dân trong một chính phủ mở, minh bạch là những điểm mấu chốt quan trọng và cần thiết trong việc áp dụng thành công 2 giải pháp phòng ngừa vào giáo dục PCTN trong cuộc chiến đầy cam go này.
Đại diện đến từ Cục Phòng Chống Tham nhũng Việt Nam – ông Dương Hồng Thành, một trong những diễn giả tại hội thảo đã giới thiệu về việc thực hiện Chỉ thị số 10 ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng (PCTN) vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, từ năm học 2013 – 2014 nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về PCTN; từ đó, nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ công dân và trách nhiệm đối với cộng đồng, biết phê phán, đấu tranh với các biểu hiện và hành vi tham nhũng, hình thành lối sống trung thực, trong sáng, dám nghĩ, dám làm, trở thành những công dân có nhân cách, đạo đức tốt.
Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng mà Việt Nam đặt ra từ Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 cũng như Chiến lược PCTN đến năm 2030 sắp được thông qua, thông qua đó, Chính phủ luôn xác định đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đưa nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; tạo điều kiện để Nhân dân tích cực, chủ động tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm từng bước xây dựng và hình thành văn hóa liêm chính trong xã hội.
Cũng trong chia sẻ của mình ông Thành đã giới thiệu một kinh nghiệm hay đến từ dự án „Giảng đường tươi đẹp“ do Khoa Quan hệ Quốc tế -Học viện Báo chí Tuyên truyền Hà Nội thực hiện, một trong những dự án 2 lần đạt giải trong chương trình “Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam – VACI” do Ngân hàng thế giới và Thanh tra chính phủ tổ chức các năm 2011-2014.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899