Hơn 2.450 doanh nghiệp nhỏ và vừa được bảo lãnh vay vốn tín dụng

12/09/2022, 11:18

TCDN - Doanh số bảo lãnh của các Quỹ Bảo lãnh tín dụng (BLTD) ước khoảng trên 4.768,31 tỷ đồng, với khoảng trên 2.450 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD).

20220912_094006

Tại hội thảo Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ BLTD cho DNNVV, TS. Phạm Phan Dũng – Chuyên gia dự án USAID LinkSME cho biết, hiện cả nước có 25 Qũy BLTD hoạt động. Lũy kế đến 31/12/2021, doanh số bảo lãnh của các Quỹ BLTD ước  khoảng  trên 4.768,31  tỷ  đồng,  với  khoảng  trên  2.450 DNNVV được bảo lãnh vay vốn tại các TCTD.

Theo TS. Phạm Phan Dũng, từ khi có Nghị định 34/2018/NĐ-CP các Quỹ BLTD tập trung vào việc cơ cấu lại tổ chức bổ máy, bổ sung vốn điều lệ. .. nên doanh số của Quỹ BLTD giảm, dư nợ của Quỹ BLTD cũng giảm theo. Số dư bảo lãnh đến ngày 31/12/2021 của các Quỹ BLTD ước đạt trên 54,33 tỷ đồng, số trả nợ thay đạt khoảng 52 tỷ đồng.

Chia sẻ phương thức hoạt động của Quỹ BLTD, TS. Phạm Phan Dũng nhấn mạnh, phương thức hoạt động của Quỹ BLTD được lựa chọn linh hoạt: hoặc hoạt động độc lập hoặc ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (Quỹ ĐTPT ĐP).

Hiện các Quỹ BLTD đang tiếp tục rà soát, sắp xếp lại mô hình, phương thức hoạt động, tổ chức bộ máy. Cụ thể, một số Quỹ BLTD thực hiện giao nhiệm vụ cho Quỹ ĐTPT ĐP đang trong quá trình chuyển sang hoạt động theo phương thức độc lập hoặc ủy thác như: TP Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương…; Một số Quỹ tiếp tục bổ sung vốn điều lệ, hoàn thiện các quy trình, quy chế đảm bảo theo quy định như: Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Yên, sau khi cơ cấu lại, bổ sung đủ vốn điều lệ, các Quỹ sẽ tăng cường hoạt động BLTD hỗ trợ cho doanh nghiệp; Các Quỹ BLTD lên phương án giải thể vì không đáp ứng đủ vốn điều lệ theo quy định như Quỹ BLTD tỉnh Yên Bái, Quảng Nam, Ninh Thuận…

Về nguồn lực tài chính của các Quỹ BLTD chủ yếu là hỗ trợ từ ngân sách địa phương (cấp vốn điều lệ ban đầu, cấp bổ sung vốn điều lệ). Ngoài ra, được được bổ sung thêm từ nguồn thu từ lãi tiền gửi tại các NHTM, nguồn vốn ủy thác của các cơ quan, tổ chức kinh tế hoặc từ hoạt động đầu tư.

Đến 31/8/2022, chỉ có 11/26 Quỹ BLTD hoạt động độc lập; 10/26 Quỹ ủy thác cho Quỹ ĐTPT ĐP; 5/26 Quỹ BLTD hoạt động theo mô hình giao nhiệm vụ cho Quỹ Tài chính tại địa phương (đang kiện toàn).

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ BLTD, Chuyên gia dự án USAID LinkSME đề xuất, Bộ Tài chính cần xây dựng một số Quy chế  mẫu (Quy chế tài chính, Quy chế về các biện pháp bảo đảm, Quy chế xếp hạng tín nhiệm của DNNVV...) tạo điều kiện để các Quỹ BLTD vận dụng cho phù hợp đặc điểm, điều kiện, quy mô của từng Quỹ.

Bên cạnh đó, Bộ cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thiết lập mối liên kết giữa Quỹ Phát triển DNNVV và Quỹ BLTD theo hướng, các DNNVV thuộc đối tượng được vay vốn tại Quỹ PT DNNVV cần đề nghị Quỹ BLTD xem xét bảo lãnh cho DNNVV để được vay vốn tại Quỹ phát triển DNNVV.

Đối với UBND cấp tỉnh, thành phố, chỉ đạo các cơ quan tham mưu (Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND…) phối hợp xây dựng các các quy định như i) Danh mục các ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội cần BLTD; ii) Quy chế về các biện pháp bảo đảm, thẩm quyền quyết định đối với từng biện pháp bảo đảm, trường hợp miễn tài sản bảo đảm của Quỹ BLTD...

Phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm cho Chủ tịch Quỹ BLTD theo đúng quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP. Theo đó, không nên thành lập HĐQL Quỹ khi chính quyền địa phương cho phép các Quỹ BLTD hoạt động độc lập. Chủ tịch Quỹ BLTD có quyền hạn và trách nhiệm quy định cụ thể tại điểm 3, Điều 10, NĐ số 34/201/NĐ-CP.

Đồng thời, UBND cấp tỉnh, thành phố cần đánh giá việc thực hiện Nghị định số 34/2018/NĐ-CP, từ đó tháo gỡ khó khăn, kiến nghị bổ sung, sửa đổi cơ chế CS để các Quỹ BLTD hoạt động an toàn, hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.

Tính đến 31/12/2021, có 10/26 Quỹ BLTD có vốn điều lệ tổi thiểu đạt 100 tỷ đồng, chiếm 38,5% so với tổng số Quỹ BLTD; Có 8/26 Quỹ đạt vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ (gồm: TP. Hồ Chí Minh (232 tỷ đồng), Bình Dương (150 tỷ đồng), Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, Hòa Bình, An Giang, Thừa Thiên - Huế đều đạt 100 tỷ, (chiếm 30,76%). Có 2/26 Quỹ dự kiến đạt vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng như: Thanh Hoá, Vĩnh Phúc (chiếm 7,7%). Các Quỹ BLTD khác có vốn điều lệ chỉ từ 4 - 80 tỷ đồng (61,54% so với tổng số Quỹ BLTD). Quỹ BLTD Đồng Nai có VĐL thực có thấp nhất: 4 tỷ đồng.

Thu Hằng
Bạn đang đọc bài viết Hơn 2.450 doanh nghiệp nhỏ và vừa được bảo lãnh vay vốn tín dụng tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Giải pháp tài chính cho DNNVV trước tác động của dịch Covid-19
Những ảnh hưởng chủ yếu là doanh nghiệp gặp trở ngại khi tiếp cận khách hàng; chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy; mất cân đối dòng tiền; khó khăn trong quản trị lao động. Một số doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác như giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư...
Dư nợ tín dụng đối với DNNVV đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Nguyễn Quốc Hùng cho biết, tính đến 30/9/2019, dư nợ tín dụng đối với DNNVV đạt 1.475.828 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ tháng 9/2018 tăng 12,34%), với 196.689 khách hàng còn dư nợ.