Khai thác tiềm năng du lịch y tế hậu dịch bệnh Covid - 19

30/05/2021, 15:09

TCDN - Trong thế kỷ 20, du lịch y tế đã được biết đến rộng rãi trên thế giới. Thế kỷ này được xem là thế kỷ của sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch y tế.

5-1

Tóm tắt

Trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với vô vàn khó khăn bởi đại dịch Covid 19, Việt Nam trở thành điểm sáng trong công tác kiểm soát dịch bệnh và chữa bệnh. Việt Nam đã và đang chiến đấu chống dịch, cũng sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức để phục hồi kinh tế và các hoạt động sản xuất sau dịch. Song nếu nhìn vào mặt tích cực thì đây cũng là cơ hội khẳng định vị thế của ngành y tế Việt Nam đối với thế giới, cũng có nghĩa là cơ hội cho du lịch y tế Việt Nam cất cánh có thể thực hiện từ hôm nay nếu có chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể. Bài viết khái quát sự phát triển của ngành du lịch y tế trên thế giới và khu vực, đồng thời phân tích tiềm năng phát triển ngành này tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả.

Sự phát triển của ngành du lịch y tế

Trong thế kỷ 20, du lịch y tế đã được biết đến rộng rãi trên thế giới. Thế kỷ này được xem là thế kỷ của sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch y tế. Các quốc gia như Brazil đã tạo ra các đặc sản của riêng họ trong lĩnh vực y tế. Jamaica hoặc Cuba đã trở nên nổi tiếng về các thủ thuật làm đẹp vì họ là chuyên gia về các thủ thuật đó ở các nước Latin. Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự mở rộng của du lịch y tế từ Bắc Mỹ đến Châu Âu và Châu Á.

Trong thế kỷ 21, hầu hết các quốc gia đã tham gia du lịch y tế một cách tích cực. Trong số các hoạt động liên quan đến du lịch, khách du lịch ở lại ít nhất một đêm tại một nơi với mục đích duy trì, cải thiện hoặc phục hồi sức khỏe thông qua các can thiệp chăm sóc y tế. Du lịch y tế trong thế kỷ 21 không ngừng phát triển và đã trở thành một ngành với quy mô rộng lớn, nổi bật và độc lập với ngành du lịch. Nguyên nhân chính của phát triển du lịch y tế là do chi phí điều trị tại nơi đến du lịch thấp hơn hoặc thiếu các phương pháp điều trị tại các nước bản địa. Một nghiên cứu (2016) cho thấy 40% bệnh nhân đi du lịch nước ngoài để điều trị là do muốn sử dụng các công nghệ y khoa tiên tiến ở nước sở tại, trong khi đó, 32% tìm các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, 15% vì thời gian chờ đợi lâu hơn ở nước sở tại, và 9% khách du lịch đi du lịch nước ngoài là do chi phí y tế ở nước đến du lịch thấp hơn.Du lịch y tế phù hợp với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO):

Du lịch y tế phù hợp với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO):

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, du lịch y tế đã phát triển với tốc độ và quy mô vô cùng mạnh mẽ như một ngành công nghiệp mới trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Châu Á, du lịch y tế đang mở rộng và phát triển nhanh, các quốc gia đang cạnh tranh mạnh mẽ thông qua các nỗ lực cung ứng các loại hình dịch vụ y tế và chiến lược tiếp thị trên toàn cầu. Hiện nay, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (2016), nhiều nước đã và đang tập trung nguồn lực để phát triển du lịch y tế như Mỹ, Ấn Độ, Malaysia và một số nước khác trong khu vực và trên thế giới. Các công trình nghiên cứu về du lịch y tế đã cho thấy ý nghĩa đặc biệt của nó đối với kinh tế, về cung và cầu, những thuận lợi và bất lợi của sự phát triển du lịch y tế đối với nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Hiệp hội Du lịch Y tế (2017) định nghĩa du lịch y tế là một quá trình đi du lịch ra ngoài quốc gia cư trú với mục đích được điều trị và chăm sóc sức khoẻ. Điều này phù hợp với định nghĩa được cung cấp bởi Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), trong đó một trong những phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của GATS là tiêu dùng ở nước ngoài, theo đó người tiêu dùng dịch vụ (cụ thể là khách du lịch hoặc bệnh nhân) di chuyển đến lãnh thổ hoặc quốc gia khác để có được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo mong đợi.

Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã tăng tốc trong nỗ lực phát triển du lịch y tế, từ đầu tư công nghệ đến sự công nhận các bệnh viện đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phù hợp để triển khai du lịch y tế. Ở thời điểm hiện nay, Châu Á và Bắc Mỹ đang nổi lên là khu vực tiềm năng cho du lịch y tế bởi sự cạnh tranh về giá cả. So với Mỹ thì Ấn Độ cung cấp các dịch vụ về du lịch y tế với chi phí thấp hơn 20%, Thái Lan thấp hơn 30%. Trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu về du lịch y tế năm 2019 được trang web Medical tourism công bố có đến 06 quốc gia Châu Á, cụ thể 10 quốc gia được bình chọn gồm: Ấn Độ, Brazil, Malaysia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Costa Rica, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore.

Thậm chí, báo cáo nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện phát triển thị trường du lịch y tế của từng khu vực trên thế giới được công bố trên trang Market Watch đã chỉ ra thị trường triển vọng của xu hướng này là Bắc Mỹ, Châu Á, trong đó cũng nhấn mạnh về tiềm năng của Đông Nam Á. Châu Á - Thái Bình Dương chiếm tới 40% thị phần toàn cầu của thị trường du lịch y tế. Tính riêng năm 2018, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương đã mang về khoảng 7,8 tỷ đô la doanh thu từ du lịch y tế.

Thành công này có được bởi chính phủ một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, coi du lịch y tế như là một nguồn lực để phát triển kinh tế. Nhận thấy tiềm năng và sự hỗ trợ, ưu đãi từ chính phủ, các nhà đầu tư cũng mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào khối bệnh viện tư nhân. Một yếu tổ quan trọng nữa đó là sự phát triển mạnh của du lịch tại Đông Nam Á, Châu Á vài năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt vé máy bay giá rẻ, các dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại cho người bệnh và người nhà không chỉ đơn giản mà còn đa dạng trong lựa chọn.

Tiềm năng của Việt Nam

So với các nước trong khu vực, Việt Nam không kém về tiềm năng du lịch chữa bệnh. Về tự nhiên, Việt Nam có nhiều suối nước nóng, nước khoáng, các tiểu khu khí hậu đặc biệt như Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Sa Pa rất thích hợp cho du lịch chăm sóc sức khỏe.

Ngay cả dịch vụ y tế, Việt Nam cũng đang được biết tới trong khu vực với hai thế mạnh: chữa hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho tỷ lệ thành công cao, dịch vụ thẩm mỹ và thẩm mỹ răng chất lượng khá cao với giá rẻ.

Về Đông y, thế giới đã công nhận Viện châm cứu Trung ương có khả năng chữa khỏi 53 bệnh lý, giá cả dịch vụ y tế thấp.

Câu chuyện GS Nguyễn Tài Thu - một chuyên gia trong lĩnh vực châm cứu, phối hợp với Tập đoàn Y học Quốc tế Du lịch (NTT Acupuncture Medical Tourism International Group - Thụy Điển) vài năm trước đưa du khách quốc tế đến Việt Nam vừa du lịch vừa kết hợp chữa bệnh bằng châm cứu và khí công đã được dư luận quan tâm.

Châm cứu là phương pháp điều trị y học cổ truyền ít tốn kém, không đòi hỏi trang thiết bị, thuốc thang đắt tiền nhưng vẫn hiệu quả. Hiện nay trên thế giới có 135 quốc gia áp dụng phương pháp châm cứu vào việc điều trị cho người bệnh. Việt Nam là nước đứng thứ nhì trong số năm nước đạt được thành tựu cao nhất trong lĩnh vực châm cứu.

Dù có nhiều tiềm năng đã được nhắc đến từ lâu, cho đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra chủ trương phát triển ngành du lịch khám chữa bệnh.

Theo ý kiến của nhiều bác sĩ có kinh nghiệm làm việc quốc tế thì về lâu dài, muốn phát triển du lịch y tế cần có sự phối hợp tổng thể giữa các bộ: Y tế, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Công an, Kế hoạch và Đầu tư. Xem ra, đây sẽ là khâu khó thực hiện nhất.

Đặc biệt, trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với vô vàn khó khăn bởi đại dịch Covid-19, Việt Nam trở thành điểm sáng trong công tác kiểm soát dịch bệnh và chữa bệnh. Việt Nam đã và đang chiến đấu chống dịch, cũng sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức để phục hồi kinh tế và các hoạt động sản xuất sau dịch, song nếu nhìn vào mặt tích cực thì đây cũng là cơ hội khẳng định vị thế của ngành y tế Việt Nam đối với thế giới, cũng có nghĩa là cơ hội cho du lịch y tế Việt Nam cất cánh có thể thực hiện từ hôm nay nếu có chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể.

Thực tế, các bệnh viện công và tư lớn ở Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng của khối bệnh nhân nước ngoài. Cụ thể như: Thống kê của Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho thấy trong năm 2016, Bệnh viện này đã tiếp nhận khoảng 22.000 người nước ngoài đến khám và chữa bệnh. Người đến chữa bệnh đến từ các nước Malaysia, Indonesia, Campuchia... và một số nước châu Âu.

Bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2014 đã điều trị cho gần 1.200 bệnh nhân quốc tế, trong đó có hơn 900 người đến từ các quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản… Trong khi đó, tại Bệnh viện Đại học Y Dược, bên cạnh khoảng 18.000 người Campuchia sang điều trị mỗi năm còn có khoảng 1.000 bệnh nhân đến từ các nước châu Âu, châu Á, Mỹ, Australia. Bệnh viện Đại học Y Dược từ năm 2008 đến nay cũng điều trị nội trú cho gần 6.000 bệnh nhân người nước ngoài. Ở Bệnh viện FV, ngoài 20.000 lượt bệnh nhân đến từ Campuchia, Lào, Myanmar mỗi năm còn có khá đông lượng bệnh nhân đến từ Mỹ, châu Phi.

Theo Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, ba bệnh viện Từ Dũ, An Sinh, Vạn Hạnh mỗi năm đón khoảng 500 người nước ngoài đến điều trị hiếm muộn.

Trên thế giới, có 135 quốc gia áp dụng phương pháp châm cứu vào việc điều trị cho người bệnh, Việt Nam là nước đứng thứ hai trong số năm quốc gia đạt được thành tựu cao nhất trong lĩnh vực châm cứu, và đã có các tour (chuyến du lịch) khám, chữa bệnh bằng châm cứu, luyện khí công... Chưa kể, với những ưu đãi về tự nhiên ở Việt Nam như: nhiều suối nước nóng, nước khoáng, các tiểu khu khí hậu đặc biệt như Tam Đảo, Kim Bôi, Bà Nà, Đà Lạt, Sa Pa,... rất thích hợp cho du lịch chăm sóc sức khỏe. Chắc chắn đó là một lý do quan trọng để các khu nghỉ dưỡng tiện nghi với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao đã và đang hình thành ngày càng nhiều tại các điểm du lịch có đông du khách nước ngoài.

Phần lớn khách nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh đều kết hợp với tham quan, nghỉ dưỡng.

Tại Bệnh viện Đại học Y dược, mỗi năm khoảng 1.000 người bệnh đến từ các nước châu Âu, Mỹ,... và khoảng 18 nghìn người bệnh đến từ Cam-pu-chia. Tương tự, mỗi năm Bệnh viện FV đón hơn 20 nghìn người bệnh đến từ Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Mỹ, châu Phi... Việt Nam cũng được biết đến với hai thế mạnh: chữa hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho tỷ lệ thành công cao, dịch vụ thẩm mỹ và nha khoa chất lượng cao, giá rẻ.

Theo PGS, TS Nguyễn Viết Tiến, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam đang thu hút nhiều người nước ngoài bị hiếm muộn, nhất là các cặp vợ chồng đến từ Mỹ, Pháp, Đức, Nga, vì tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ở Hà Nội là 50 - 60%, tại Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) khoảng 65%, với chi phí khoảng 100 triệu đồng (trong khi ở nước ngoài mỗi ca như vậy có giá từ 15 nghìn USD đến 30 nghìn USD).

Dù có nhiều lợi thế về thiên nhiên, khí hậu nhưng du lịch y tế ở Việt Nam vẫn chưa thật sự phát huy hết tiềm năng sẵn có, và chưa sánh tầm với các nước trong khu vực như Thái Lan hoặc Phi-li-pin. Nguyên nhân có nhiều, trong đó không thể không nói đến việc đầu tư cho dịch vụ nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh còn khá manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đầu tư dài hạn để hấp dẫn khách du lịch, cũng như chưa khai thác hết các tiềm năng. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các địa phương, cơ quan y tế, các cơ sở có điều kiện phát triển du lịch y tế với các hãng du lịch lữ hành còn thiếu đồng bộ và về cơ bản, cho đến nay ngành du lịch chưa có động thái xúc tiến, chưa có kế hoạch phát triển du lịch y tế như một khu vực đặc biệt của du lịch nói chung.

Một trong những điểm yếu của du lịch y tế ở Việt Nam hiện nay là còn quá ít thông tin về các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh, còn ít hãng du lịch lữ hành tổ chức các tour kết hợp chăm sóc sức khỏe. Về lâu dài, muốn phát triển du lịch y tế, trước hết, cần sớm xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình phát triển trong sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ, ngành, địa phương liên quan. Từ đó xác định chiến lược cụ thể nhằm phát triển du lịch y tế bao gồm cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực này, tăng cường đầu tư trang, thiết bị y tế hiện đại, cập nhật kỹ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp của các chuyên gia y khoa và đội ngũ y, bác sĩ cũng như thái độ phục vụ của nhân viên...

Các cơ sở y tế xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các hãng du lịch lữ hành, cùng tạo ra những chương trình du lịch kết hợp khám, chữa bệnh thật sự hiệu quả, hấp dẫn. Các hoạt động này cần kết hợp với việc tăng cường truyền thông về du lịch y tế, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, cụ thể, thông qua những cách tiếp cận tiện ích nhất như báo chí, mạng xã hội,... giúp khách du lịch dễ dàng tra cứu, tìm hiểu thông tin liên quan góp phần tạo lập và quảng bá các sản phẩm du lịch y tế chất lượng cao.

Một số giải pháp


Để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch y tế, trước hết, cần sớm xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình phát triển trong sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ, ngành, địa phương liên quan. Từ đó xác định chiến lược cụ thể nhằm phát triển du lịch y tế bao gồm cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực này, tăng cường đầu tư trang, thiết bị y tế hiện đại, cập nhật kỹ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp của các chuyên gia y khoa và đội ngũ y, bác sĩ…

Các cơ sở y tế cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các hãng du lịch lữ hành, cùng tạo ra những chương trình du lịch kết hợp khám, chữa bệnh thật sự hiệu quả, hấp dẫn.

Các hoạt động này cần kết hợp với việc tăng cường truyền thông về du lịch y tế, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, cụ thể, thông qua những cách tiếp cận tiện ích nhất như báo chí, mạng xã hội... giúp khách du lịch dễ dàng tra cứu, tìm hiểu thông tin liên quan góp phần tạo lập và quảng bá các sản phẩm du lịch y tế chất lượng cao.

Việc đầu tư cho dịch vụ nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh còn khá manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đầu tư dài hạn để hấp dẫn khách du lịch, cũng như chưa khai thác hết các tiềm năng. Cần xây dựng các khu nghỉ dưỡng tiện nghi với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại các điểm du lịch có đông du khách nước ngoài.

Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các địa phương, cơ quan y tế, các cơ sở có điều kiện phát triển du lịch y tế với các hãng du lịch lữ hành phải đồng bộ và có nhiều hoạt động xúc tiến, có kế hoạch phát triển du lịch y tế như một khu vực đặc biệt của du lịch nói chung.

Tài liệu tham khảo:

1. Phát triển du lịch nhìn từ kinh nghiệm của Singapore, http://www.hanoitourist.com.vn/kinhnghiemtour/kinhnghiem/kn-quan-ly/1943-phat-tri-n-du-l-ch-nhin-t-kinh-nghi-m-c-a-singapore;

2. Bài học kinh nghiệm tổ chức quản lý phát triển du lịch của một số nước, http://www.vtr.org.vn/bai-hoc-kinh-nghiem-to-chuc-quan-ly-phat-trien-du-lich-cua-mot-so-nuoc.html;

3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan và một số gợi ý đối với Việt Nam, http://baodansinh.vn/kinh-nghiem-phat-trien-du-lich-cua-thai-lan-d29000.html.

4. https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/tang-cuong-phat-trien-du-lich-y-te-297447/

5.http://baochinhphu.vn/Du-lich/Du-lich-y-te-tiem-nang-can-danh-thuc/320532.vgp

6. https://lienhiephoi.soctrang.gov.vn/index.php/kinh-t-xa-h-i/xa-h-i/931-du-l-ch-y-t-nhi-u-th-m-nh-chua-du-c-khai-thac

NCS. Lý Thành Tiến

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Tạp chí in số tháng 5/2021
Bạn đang đọc bài viết Khai thác tiềm năng du lịch y tế hậu dịch bệnh Covid - 19 tại chuyên mục Bài báo khoa học của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Giải pháp phát triển ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh có những lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, lại là một trung tâm văn hóa, giáo dục, thương mại, giao thông của cả nước nên đã trở thành một trong những thành phố đi đầu trong du lịch Việt Nam.
Giải pháp phát triển ngành du lịch y tế tại TP. Hồ Chí Minh
Du lịch y tế là một hiện tượng tiêu tốn nhiều tỉ đô-la trên toàn thế giới, theo dự báo trong những thập niên tới, loại hình này còn tiếp tục phát triển mạnh. Những ai quan tâm đến việc đi nước ngoài để tiếp cận các loại hình dịch vụ y tế, thì chi phí vẫn là yếu tố mang tính quyết định.