Mỗi tháng thu về hơn 60 tỷ đồng tiền thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

28/04/2020, 15:42

TCDN - Trong 4 tháng đầu năm 2020, có 06 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 84 tỷ đồng, thu về 241 tỷ đồng.

Hanel là 1 trong số 30 doanh nghiệp mà Hà Nội sẽ thoái toàn bộ vốn nhà nước

Hanel là 1 trong số 30 doanh nghiệp mà Hà Nội sẽ thoái toàn bộ vốn nhà nước

Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo của các đơn vị thì trong 04 tháng, có 06 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 84 tỷ đồng, thu về 241 tỷ đồng. Trung bình mỗi tháng thu về 60,2 tỷ đồng tiền thoái vốn.

Trong 04 tháng đầu năm 2020, các Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 318 tỷ đồng, thu về 551 tỷ đồng.

Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 – tháng 4/2020: thoái 25.172 tỷ đồng, thu về 171.865 tỷ đồng. Trong đó: thoái vốn nhà nước tại 98 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 4.788 tỷ đồng, thu về 9.206 tỷ đồng.

Như vậy, việc triển khai thoái vốn nhà nước theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg còn chậm, những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị lớn là: Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng (còn phải thoái vốn tại 8/11 Tổng công ty cổ phần); Thành phố Hà Nội (còn phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp.

Theo thống kê của Cục Tài chính doanh nghiệp, lũy kế từ năm 2017 đến tháng 4/2020: cả nước đã thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco) tại các doanh nghiệp ngoài Quyết định số 1232/QĐ-TTg. 

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.597 tỷ đồng, thu về 52.266 tỷ đồng.

Mai Hà
Bạn đang đọc bài viết Mỗi tháng thu về hơn 60 tỷ đồng tiền thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Bộ Công Thương muốn 'rút' VEAM khỏi danh mục thoái vốn trong năm 2020
Theo đề xuất của Bộ Công Thương, tiếp tục thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp, không đưa vào danh mục doanh nghiệp phải thoái vốn đến hết năm 2020.
Quản lý nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn: Đổi mới mô hình, tập trung nguồn thu về ngân sách
Nguồn thu từ thu cổ phần hóa, thoái vốn sẽ chuyển sang thu trực tiếp về NSNN, phân cấp thu giữa NSTW và NSĐP theo quy định của Luật NSNN… là nội dung được Bộ Tài chính đề xuất tại dự thảo Nghị định hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.
Đổi mới, sắp xếp DNNN: Chậm thoái vốn, trốn niêm yết
Trong 03 tháng đầu năm 2020, chỉ có 03 đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Hậu Giang được phê duyệt phương án cổ phần hóa; 04 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn. Trong khi đó, hàng trăm doanh nghiệp cổ phần hoá chưa thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK).
Phó thủ tướng: 'SCIC phải công khai việc thoái vốn'
"Việc thoái vốn của SCIC cần “công bố công khai về chủ trương thoái vốn, mời các đơn vị tư vấn, thẩm định độc lập, định giá đúng giá trị của DN, nếu không dư luận sẽ đặt vấn đề có hay không lợi ích nhóm, dẫn đến việc bị thanh tra, kiểm tra, xử lý sau này”.