Bộ Công Thương muốn "rút" VEAM khỏi danh mục thoái vốn trong năm 2020

26/04/2020, 08:00

TCDN - Theo đề xuất của Bộ Công Thương, tiếp tục thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp, không đưa vào danh mục doanh nghiệp phải thoái vốn đến hết năm 2020.

Tại phiên họp Thường trực Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về việc hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng về danh mục doanh nghiệp thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 thay thế Quyết định 1232/QĐ-TTg.

Trên cơ sở các các ý kiến, Thủ tướng đề nghị rà soát, tính toán chặt chẽ việc thoái vốn trong một số lĩnh vực; nhấn mạnh tinh thần công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Tỷ lệ vốn nhà nước còn phải thoái đến hết năm 2020 của VEAM là 88,47%

Tỷ lệ vốn nhà nước còn phải thoái đến hết năm 2020 của VEAM là 88,47%

Trước đó, tiến độ thoái vốn tại các doanh nghiệp do các bộ quản lý thu hút sự quan tâm của dư luận. Cụ thể, theo Quyết định 1232 của Thủ tướng Chính phủ, hai Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp có tên trong danh mục thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2019 - 2020 với tỷ lệ vốn nhà nước còn phải thoái đến hết năm 2020 của VEAM là 88,47% và của Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp lên tới 99,54%, tức là thoái toàn bộ vốn nhà nước nắm giữ.

Hai tổng công ty này đến nay vẫn chưa thực hiện xong việc quyết toán cổ phần hóa. Trong báo cáo tổng hợp rà soát ý kiến các bộ, ngành tại dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 1232 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ trước đó, tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần thoái vẫn được giữ nguyên.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 2 doanh nghiệp này sau giai đoạn 2020, không đưa vào danh mục doanh nghiệp phải thoái vốn đến hết năm 2020 và danh mục doanh nghiệp chuyển giao về SCIC.

Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ có ý kiến chỉ đạo đối với đề xuất này.

Đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng, dự thảo quy định, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thực hiện thoái vốn một phần vốn nhà nước để Nhà nước tiếp tục duy trì góp trên mức 36% hoặc 51% tại doanh nghiệp đến hết năm 2020 nhằm phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực Theo thông báo số 53/TB-VPCP.

4 doanh nghiệp do Bộ Xây dựng thực hiện thoái toàn bộ vốn Nhà nước đến hết 30/9/2020; không hoàn thành thoái vốn thì chuyển giao về SCIC trước ngày 31/12/2020 gồm các tổng công ty, cổ phần: Sông Hồng, Xây dựng Hà Nội, Xây dựng số 1; Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam).

Riêng Tổng Công ty Thủy Tinh và gốm xây dựng Viglacera, Bộ Xây dựng đề nghị giữ lại để thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hoàn thành trong năm 2020. 

Tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ vốn nhà nước tại Viglacera đã hoàn thành thoái theo lộ trình tại Quyết định 1232 là 18,04%.

Hay đối với trường hợp Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Bộ Xây dựng đề nghị giữ lại phần vốn nhà nước tiếp tục duy trì 51% sau năm 2020.

Bộ Xây dựng cho rằng, đây là doanh nghiệp lắp máy lớn, thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia, do đó tỷ lệ vốn thoái đến hết năm 2020 được bộ này kiến nghị trong phương án mới nhất là 46,88%, giảm 51% phần vốn đề nghị giữ lại so với tỷ lệ thoái 97,88% theo quy định tại Quyết định 1232.

Thu Hà
Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương muốn "rút" VEAM khỏi danh mục thoái vốn trong năm 2020 tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Quản lý nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn: Đổi mới mô hình, tập trung nguồn thu về ngân sách
Nguồn thu từ thu cổ phần hóa, thoái vốn sẽ chuyển sang thu trực tiếp về NSNN, phân cấp thu giữa NSTW và NSĐP theo quy định của Luật NSNN… là nội dung được Bộ Tài chính đề xuất tại dự thảo Nghị định hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.
Đổi mới, sắp xếp DNNN: Chậm thoái vốn, trốn niêm yết
Trong 03 tháng đầu năm 2020, chỉ có 03 đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Hậu Giang được phê duyệt phương án cổ phần hóa; 04 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn. Trong khi đó, hàng trăm doanh nghiệp cổ phần hoá chưa thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK).
Phó thủ tướng: 'SCIC phải công khai việc thoái vốn'
"Việc thoái vốn của SCIC cần “công bố công khai về chủ trương thoái vốn, mời các đơn vị tư vấn, thẩm định độc lập, định giá đúng giá trị của DN, nếu không dư luận sẽ đặt vấn đề có hay không lợi ích nhóm, dẫn đến việc bị thanh tra, kiểm tra, xử lý sau này”.