Ngành ngân hàng lên kế hoạch xử lý nợ xấu

10/08/2022, 10:33
báo nói -

TCDN - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ký ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng nhằm triển khai chỉ đạo của NHNN đến các đơn vị thuộc ngành ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 được quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” (Quyết định số 689/QĐ-TTg) và các nội dung tại Đề án.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng được xây dựng căn cứ theo Quyết định số 689/QĐ-TTg và Đề án. Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng bám sát quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg và Đề án; nêu cao tinh thần chủ động, nỗ lực của từng đơn vị và sự hợp tác, phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng để quyết tâm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đặt ra nhiệm vụ, giải pháp như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam; các giải pháp hỗ trợ về điều hành chính sách tiền tệ; tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường công tác truyền thông.

Tại Kế hoạch, NHNN đặt ra giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống các TCTD. Cụ thể, nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, quản trị kinh doanh, tính minh bạch trong hoạt động của TCTD; hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển mô hình ngân hàng số, triển khai có hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; tiếp tục áp dụng và triển khai Basel II; Phát triển mạng lưới các TCTD; nNâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng; thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh, đầu tư vào các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon; phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng.

Đặc biệt, Kế hoạch hành động của ngành nNgân hàng đã quy định cụ thể về xử lý nợ xấu, bao gồm các nội dung: Xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các TCTD; Nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của VAMC.

PV
Bạn đang đọc bài viết Ngành ngân hàng lên kế hoạch xử lý nợ xấu tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Báo cáo Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu
Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.
Năm 2022, nợ xấu gộp có thể lên tới 6%
TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia dự báo, năm 2022 nợ xấu nội bảng sẽ được đẩy lên mức 2% và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6%.
Hơn 30.000 tỷ đồng nợ xấu niêm yết trên sàn giao dịch của VAMC
Ông Đỗ Giang Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, năm 2021 sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động. Đến nay, con số nợ xấu đang niêm yết ở trên giao dịch nợ của VAMC đạt trên 30.000 tỷ đồng.