Báo cáo Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

26/05/2022, 15:02

TCDN - Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính năm 2007, kinh tế vĩ mô diễn biến bất ổn, hoạt động của hệ thống các TCTD ở thời điểm cuối năm 2011 hết sức khó khăn, thanh khoản căng thẳng, nợ xấu của hệ thống các TCTD tích tụ rất lớn, tiềm ẩn rủi ro gây đổ vỡ hệ thống.

Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu là 10,08% tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế. Trong khi đó, cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu chưa đồng bộ.

Trước thực trạng này, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đều thống nhất quan điểm cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý nợ xấu của các TCTD hiệu quả hơn, gắn với cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ. Do đó, việc ban hành Nghị quyết số 42 nhằm mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, xử lý những bất cập, khó khăn và duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, dưới 3% tổng dư nợ của hệ thống TCTD, nâng cao vai trò và năng lực của VAMC.

Trải qua gần 05 năm triển khai trong thực tiễn, các mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết số 42 về cơ bản đã đạt được. Nghị quyết số 42 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã: (1) Tạo lập khuôn khổ pháp lý để xử lý các khoản nợ xấu, góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý nợ xấu và duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 2%; (2) Từng bước đảm bảo quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu, thể hiện tính đúng đắn về định hướng, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD; (3) Tác động tích cực đến quá trình cơ cấu lại, phát triển của hệ thống các TCTD. Nhờ đó, các TCTD có điều kiện hạ mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, đặc biệt trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Chi tiết báo cáo xem tại đây.

PV
Bạn đang đọc bài viết Báo cáo Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu tại chuyên mục Tài liệu tham khảo của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Nợ xấu lĩnh vực bất động sản chiếm gần 20%
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quôc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, một số lĩnh vực có số nợ xấu chiếm tỷ trọng cao so với nợ xấu của toàn hệ thống như: bất động sản (chiếm 18,4%); cho vay tiêu dùng (chiếm 25,8%); BOT, BT giao thông (3,92%)...