Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Tăng giá trị nông sản và hiệu quả sử dụng đất

29/01/2020, 15:28

TCDN - Quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao vừa nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, vừa tăng hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo quỹ đất phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Quá trình này đang gặp khó khăn bởi hơn 10 triệu hộ nông dân và vài trăm nghìn trang trại quy mô nhỏ, đất đai manh mún, phân tán.

dat-va-nuoc

Giải quyết một vấn đề nan giải trong sử dụng đất

Những năm gần đây, Chính phủ cùng các bộ, ngành và địa phương chủ trương kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính lớn, chiến lược phát triển dài hạn đã đầu tư trong lĩnh vực này và đảm bảo hiệu quả khai thác đất cao như: VinEco (thành viên của Tập đoàn Vingroup), Tập đoàn TH hay Vinamilk, Tập đoàn Hùng Nhơn (Bình Phước), Cô gái Hà Lan... Bên cạnh đó, nhiều mô hình kinh tế trang trại cũng đã đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao .

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp nông nghiệp cao, cho biết ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng thì 1 ha cà chua, mỗi năm tạo ra từ 250 - 300 tấn; trong khi trồng theo cách truyền thống năng suất chỉ đạt từ 20 - 30 tấn, trồng 1 ha hoa hồng ở nước ta chỉ cho khoảng 1 triệu cành, doanh thu từ 50 - 70 triệu đồng/năm; trong khi ở Israel đạt tới 15 triệu cành, doanh thu cao hơn nhiều.

Tại TP. Đà Lạt, Lâm Đồng, HTX Anh Đào đã sản xuất và tiêu thụ được 44 ngàn tấn rau các loại với doanh thu đạt 210 tỷ đồng nhờ ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau sạch, an toàn. Hầu hết diện tích rau của HTX Anh Đào (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) đều được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới, tự động điều chỉnh nhiệt độ và tưới phun sương, áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến sơ chế sản phẩm... Nhờ vậy doanh thu bình quân của HTX lên tới 600 triệu đồng/ha/năm.

Là một trong những người đầu tiên trồng rau thủy canh, bà Nguyễn Thị Huệ (tổ dân phố Phước Thành, phường 7, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang sở hữu khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao rộng đến 7ha. Theo bà Huệ, khi bắt tay vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì việc mạnh tay đầu tư vốn là dĩ nhiên. Đổi lại, việc gieo trồng rau thủy canh đã được tiến hành rất thuận lợi từ nhiều năm qua. Rau cho năng suất cao, không bị sâu bệnh, các chỉ số về chất lượng đều rất tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được người tiêu dùng đánh giá cao, lợi nhuận ước đạt 7 - 8 tỷ đồng/ha/năm.

Có thể thấy, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả trong sử dụng đất mà còn giải quyết được một vấn đề nan giải trong sử dụng đất ở nước ta, đó là vừa đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, nông sản xuất khẩu, vừa đảm bảo quỹ đất phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Tuy nhiên, với một nền nông nghiệp còn lạc hậu, với hơn 10 triệu hộ nông dân và vài trăm ngìn trang trại quy mô nhỏ, đất đai manh mún, phân tán, khả năng tài chính còn hạn chế, tính liên kết yếu, quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao giá trị sử dụng đất và nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ có nhiều khó khăn phức tạp nhất định, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt.

xk_nhan

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

PGS.TS Trần Quốc Khánh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, để nâng cao giá trị sử dụng đất và tạo điều kiện đầu tư thâm canh gắn liền với ứng dụng công nghệ cao thì việc hình thành và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành cánh đồng mẫu lớn trong nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Muốn hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung ngoài điều kiện cơ bản về phân công lao động còn có một điều kiện khác mang tính chất quyết định, đó là phải có sự tích tụ, tập trung các yếu tố sản xuất của một vùng, mà cơ bản và trước hết là ruộng đất. Tất nhiên để có vùng sản xuất hàng hóa tập trung hiệu quả, phải tiến hành quy hoạch vùng sản xuất, trong đó phải xác điịnh được quy mô diên tích đất thích hợp, hạ tầng về giao thông, thủy lợi phải chủ động, tính liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh phải chặt chẽ, có trách nhiệm và có sự hỗ trợ, giám sát từ chính quyền

Đặc biệt, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - yếu tố cơ bản để phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nâng cao giá trị sử dụng đất. Cơ sở hạ tầng nông thôn gồm đường giao thông, hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng thông tin, điện lưới sẽ là điều kiện cơ bản bảo đảm cho sản xuát nông nghiệp hàng hóa đẩy mạnh sản xuất và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm qua đó cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sử dụng đất nói riêng. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng có thể xem như vốn bổ sung, cần thiết cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp và đây cũng là cơ sở để nâng cao giá trị đất đai trong nông nghiệp. Theo đó, trong giai đoạn tới bên cạnh việc tăng thêm nguồn vốn ngân sách, Nhà nước nên có cơ chế chính sách hấp dẫn hơn để huy động nguồn lực nhiều hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư, của doanh nghiệp trong nước, vốn huy động từ nhân dân cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và cơ sở hạ tầng vùng sản xuất hàng hóa tập trung nói riêng. Mặt khác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải sử dụng nhiều vốn tín dụng, kể cả nguồn vốn trong và ngoài nước như: Nhà nước, tư nhân hoặc viện trợ ODA.

img_1087-12_40_29_325

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ cao trên từng loại đất là điều kiện có tính chất quyết định để nâng cao giá trị sử dụng đất và hiệu quả của nông nghiệp công nghệ cao. Từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới trong nhiều năm qua cho thấy, muốn nông nghiệp công nghệ cao có hiệu quả cần tập trung đầu tư vào các yếu tố công nghệ chủ yếu sau: Thứ nhất, nâng cao chất lượng giống phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng loại đất và thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Việc tạo ra và đưa vào sử dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại đất và thích ứng với sự biến đổi của môi trường đang trở thành một trong những nội dung quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp của thế giới. Trong những năm gần đây những thành tựu to lớn đã đạt được về việc tạo ra những giống mới và đưa vào sản xuất đại trà đã thu được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên ở nước ta cho đến nay vẫn chưa đảm bảo đủ số lượng và chất lượng giống tốt cho nông nghiệp. Bộ nông nghiệp và PTNT cần xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống giống từ địa phương đến Trung ương. Các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cần chọn lọc và bình tuyển các giống địa phương, tiến hành lai tạo các giống cây trồng và gia súc thích hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế nước ta cho năng suất cao và thích ứng với sự biến đổi của khí hậu. Các công ty gống cây trồng vật nuôi tranh thủ nhập (Có thử nghiệm) những giống tốt của thế giới có khả năng phát triển và cho năng suất cao ở nước ta. 

Thứ hai, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch tiết kiệm và có hiệu quả. Nước là cơ sở đầu tiên của sự sống, vì vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp tất yếu phải đầu tư nâng cấp và hoàn thiên hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu nước hợp lý phù hợp với các loại cây trông và vật nuôi. Hệ thống thủy lợi ở nước ta lâu nay chỉ tập trung cho phát triển cây lúa nước, còn các cây trông khác chưa được chú trọng đúng mức. Ngay đối với cây lúa nước vẫn có nhiều điểm chưa hợp lý. Vì vậy trong giai đoạn hiên nay .Bộ nông nghiệp và PTNT cần đầu tư hoàn thiên hệ thống thủy lời cho từng vùng, cho từng loại cây trồng, trong đó cần chú trọng các vùng đất khô hạn, vùng đất bị xâm ngập mặn...

Thứ ba, áp dụng cơ giới hóa và tự động hóa. Cơ giới hóa và tự động hóa là phương pháp sản xuất hiện đại mà tất cả các ngành các lĩnh vực đều phải đều phải đầu tư mua sắm, trang bị để nâng cao năng suất và hiệu quả.Vì vậy các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao tất yếu phải áp dụng cơ gới hóa và tự động hóa để nâng cao năng suất và hiệu quả của nông nghiệp. Tất cả những biện pháp trên khi tiến hành sản xuất phải xây dựng thành quy trình sản xuất cho từng loại cây trồng và con gia súc phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế cụ thể từng địa phương nhằm phát huy tác dụng tối đa những yếu tố tự nhiên và cơ sở vật chất sẵn có để nâng cao năng suất và hiệu quả của nông nghiệp công nghệ cao. 

Thanh Hải

Tạp chí số Xuân 2020
Bạn đang đọc bài viết Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Tăng giá trị nông sản và hiệu quả sử dụng đất tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Thuế sử dụng đất phải chiếm tỷ trọng cao và là nguồn lực chính để phát triển hạ tầng, dịch vụ công cộng
Ở các nước phát triển nguồn thu từ thuế đất đai và tài sản gắn liền với đất luôn chiếm 50 - 90% tổng thu cho NSĐP. Trong khi, tại Việt Nam, nguồn thu từ thuế đất còn thấp và thuế chưa trở thành công cụ điều tiết thị trường - GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNVMT nhận định.
Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Rà sát quỹ đất, giám sát từ khâu lập kế hoạch
Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa có xu hướng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ vốn nhà nước góp tại các CTCP có xu hướng dịch chuyển gắn liền với quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN. Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn vẫn chậm, đòi hỏi phải có biện pháp mạnh ngay từ khâu lập kế hoạch.