Quế Phong - Nghệ An: Nâng cao năng lực sản xuất cho các tổ nhóm trong chuỗi giá trị tre

05/12/2021, 08:05

TCDN - VCCI vừa tổ chức chương trình đào tạo tại huyện Quế Phong với chủ đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường cho các tổ nhóm trong chuỗi giá trị tre tại Nghệ An”.

Hiện nay, tại các tỉnh miền núi phía Tây Nghệ An như Quỳ Châu và Quế Phong, nguồn sinh kế của người nông dân chủ yếu là khai thác và chế biến các nguyên liệu từ tự nhiên. Tuy nhiên, họ đang đối mặt với rất nhiều bất lợi và thách thức so với các thành phần khác trong chuỗi giá trị, thu nhập thấp và đa số vẫn là những hộ nghèo.

Để chuỗi giá trị có thể phát triển bền vững, sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng và yêu cầu của thị trường, cần có các hoạt động hỗ trợ để nâng cao năng lực sản xuất và vị thế của người nông dân, giúp họ cải thiện thu nhập từ nguồn sinh kế này một cách bền vững.

Trong khuôn khổ dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu/Tre ở Việt Nam” (SCBV) do Liên minh châu Âu tài trợ, từ ngày 14-16/10/2021, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Nghệ An (VCCI Nghệ An) đã tổ chức chương trình đào tạo tại huyện Quế Phong với chủ đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường cho các tổ nhóm trong chuỗi giá trị tre tại Nghệ An”.

Chương trình đào tạo tại huyện Quế Phong với chủ đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường cho các tổ nhóm trong chuỗi giá trị tre tại Nghệ An”.

Chương trình đào tạo tại huyện Quế Phong với chủ đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường cho các tổ nhóm trong chuỗi giá trị tre tại Nghệ An”.

Chương trình được tổ chức nhằm bổ sung kiến thức, cùng với hướng dẫn các phương pháp, công cụ giúp cho các tổ nhóm trong chuỗi giá trị tre có thể liên kết , hợp tác tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu cho các tổ nhóm trong chuỗi giá trị tre.

Các bài giảng với nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị kinh doanh phù hợp với mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của các tổ nhóm sản xuất, giúp cho các học viên tiếp cận được các chuỗi liên kết với các tổ nhóm trong việc sản xuất kinh doanh.

Nội dung giảng dạy phù hợp với khả năng tiếp thu của các học viên. Các nội dung được xây dựng dễ hiểu, cô đọng, có nhiều ví dụ và minh họa sinh động, các học viên tham gia tích cực vào các bài giảng và tương tác tốt với Giảng viên.

Các học viên đã có các buổi thảo luận, làm việc nhóm để thực hành qua đó có thể ứng dụng vào thực tiễn tổ nhóm mình.

Với giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm giảng dạy cho bà con nông dân rất nhiệt tình, trình bày hấp dẫn, mạch lạc, rõ ràng cùng với phương pháp giảng dạy hiện đại, học viên hứng thú với các bài giảng; trong quá trình giảng dạy, giảng viên đã tích hợp các bài thực hành và lý thuyết đan xen giúp học viên có thể nắm bắt tốt được nội dung chương trình và thực hành các nội dung đã được học.

Tuy nhiên do phần lớn học viên là bà con dân tộc thiểu số, cách diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế nên khi trình bày bài tập nhóm còn chưa mạch lạc, rõ ràng. Bên cạnh đó, tính sáng tạo của học viên không cao, tất cả các ý tưởng đều đang gắn liền với cái họ đang làm, dù giảng viên đã định hướng những cái mới nhưng học viên còn ngại ngần chưa dám thử đổi mới.

Các học viên tham gia đã rất nhiệt tình hưởng ứng, trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Các học viên tham gia đã rất nhiệt tình hưởng ứng, trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Khóa đào tạo đã diễn ra thành công tốt đẹp, nội dung chương trình nhận được sự quan tâm của các tổ nhóm trong chuỗi tre cũng như đã đạt được mục tiêu của Khóa đào tạo đề ra. Các chủ đề của khóa học được đánh giá là thiết thực đối với các tổ nhóm. Tại buổi học, các tổ nhóm đã được hướng dẫn tầm quan trọng của việc  nâng cao năng lực cạnh tranh , hiệu quả, có giá trị trong thực tế. Trong khóa học, học viên cũng được trực tiếp chia nhóm và thực hành lập kế hoạch cho tổ nhóm mình, qua đó giảng viên sẽ đưa ra ý kiến tư vấn, chỉ ra các vấn đề cũng như định hướng cho các tổ nhóm nhằm giúp họ điều chỉnh hoạt động kinh doanh thực tế của từng nhóm của mình. 

Ông Lang Văn Biển - nhóm bản Mường Hinh, Đồng Văn, Quế Phong cho biết: “Khóa học rất hữu ích, ban tổ chức chu đáo, hỗ trợ chi phí đầy đủ cho các tổ nhóm đi học. Nội dung  rất thực tế, và phù hợp với tất cả bà con chúng tôi”.

“Nhờ có cô giáo và Ban tổ chức mà chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc "nâng cao năng lực cạnh tranh" chúng tôi sẽ cố gắng làm đúng  những gì mà cô giáo truyền đạt” - bà Hà Thị Hoa - nhóm bản Pù Duộc, Thông Thụ, Quế Phong phấn khởi chia sẻ.

Các tổ nhóm đến tham dự đánh giá tốt về chất lượng giảng dạy cũng như công tác tổ chức và tài liệu của khóa đào tạo. Các học viên tham gia đã rất nhiệt tình hưởng ứng, trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Khóa tập huấn không chỉ là cơ hội để các học viên học hỏi kiến thức từ các chuyên gia, mà còn là dịp để các học viên cùng giao lưu, hỗ trợ lẫn nhau, tăng cường kết nối, tìm kiếm các cơ hội hợp tác, đồng thời giúp Ban tổ chức hiểu rõ hơn về thực trạng các tổ nhóm để đưa ra các chương trình hỗ trợ phù hợp nhất trong giai đoạn sắp tới.

PV
Bạn đang đọc bài viết Quế Phong - Nghệ An: Nâng cao năng lực sản xuất cho các tổ nhóm trong chuỗi giá trị tre tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan