“Siêu Ủy ban” yêu cầu Tập đoàn, Tổng công ty đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

03/11/2022, 07:46
báo nói -

TCDN - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Hội đồng thành viên và Người đại diện vốn nhà nước tại 19 Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc triển khai đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia...

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa ban hành Công văn số 1730/UBQLV-TH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ.

Công văn nêu rõ, thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 17/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia những tháng còn lại năm 2022 và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Hội đồng thành viên, Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nghiêm túc triển khai đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trong những tháng còn lại cuối năm 2022 và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Theo đó, Ủy ban yêu cầu Hội đồng thành viên, Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022 và năm 2023 của doanh nghiệp với nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để hoàn thành các mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra; khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Bên cạnh đó, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022, Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ; các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên...; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; chủ động rà soát đề nghị điều chuyển vốn theo quy định giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn theo quy định.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng yêu cầu Hội đồng thành viên, Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cần trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể, nhất là các dự án khởi công mới; kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư và kết quả đầu ra của từng dự án; nâng cao chất lượng công tác lựa chọn tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án.

Đối với các dự án dự kiến giao kế hoạch năm 2023: đề nghị chủ động chuẩn bị thật tốt các thủ tục, điều kiện cần thiết ngay trong năm 2022 để sẵn sàng triển khai các công việc thực hiện, giải ngân vốn của dự án ngay sau khi được giao kế hoạch vốn năm 2023, không để sau khi giao kế hoạch vốn mới bắt đầu triển khai các công việc. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn được giao.

Ngoài ra, Hội đồng thành viên, Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trước tháng 11 năm 2022 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; sắp xếp thứ tự ưu tiên khởi công mới các dự án trong năm 2023 bảo đảm tính khả thi về thủ tục đầu tư, thực hiện và giải ngân; hoàn thành một số dự án trọng điểm, tạo động lực mới phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương.

Hải Nam
Bạn đang đọc bài viết “Siêu Ủy ban” yêu cầu Tập đoàn, Tổng công ty đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

19 bộ và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%
Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10 có 11 bộ và 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 55%, 30/52 bộ và 17/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 45%, trong đó có 19 bộ và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%.