Techcombank và động lực tăng trưởng từ mảng dịch vụ

17/02/2023, 13:48
báo nói -

TCDN - Trong bối cảnh lãi suất tăng và thanh khoản thắt chặt, Techcombank đã tìm ra được động lực hỗ trợ tăng trưởng đến từ mảng dịch vụ. Trong đó, riêng phần thu phí từ dịch vụ thẻ năm qua đã mang về cho ngân hàng gần 1.981 tỷ đồng, tăng 83,5% so với năm liền trước.

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 của Techcombank cho biết ngân hàng đã thu về gần 25.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với năm liền trước. Mức lợi nhuận kể trên không chỉ giúp Techcombank duy trì vị thế ngân hàng thương mại có lợi nhuận hơn một tỷ USD, mà còn giúp nhà băng này xếp thứ hai trong danh sách lợi nhuận năm 2022.

Hỗ trợ chính cho đà tăng trưởng kể trên là mức tăng hơn 10% ở tổng thu nhập hoạt động, đạt 40.900 tỷ đồng. Trong đó, bên cạnh tăng trưởng thu nhập từ lãi (NII) đạt 13,5%, tăng trưởng năm vừa qua của Techcombank có đóng góp lớn từ thu nhập ngoài lãi (NFI) tăng 24,8%, với đầu tàu là các loại phí thẻ, ngoại tệ, thư tín dụng, tiền mặt và thanh toán, đều tăng trưởng trên 50%.

Năm vừa qua, Techcombank đã khẳng định vị thế dẫn đầu về thanh toán, với vị trí số 1 về giá trị thanh toán trên tất cả loại thẻ chính (như thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ).

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 của Techcombank cho biết ngân hàng đã thu về gần 25.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với năm liền trước.

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 của Techcombank cho biết ngân hàng đã thu về gần 25.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với năm liền trước.

Cụ thể, với thẻ tín dụng, năm vừa qua Techcombank đã vượt một loạt ngân hàng lớn để dẫn đầu về giá trị thanh toán và số lượng thẻ phát hành mới trong tất cả các quý của năm. Việc làm mới sản phẩm và tăng cường hợp tác với các đối tác, đã giúp ngân hàng phát triển mạnh hơn ở các phân khúc được lựa chọn, đáp ứng nhu cầu khách hàng như thương mại điện tử, thanh toán quốc tế, dịch vụ ăn uống, thời trang và chi tiêu hàng ngày…

Techcombank cũng đẩy mạnh số hóa các giải pháp thanh toán với việc trở thành ngân hàng đầu tiên triển khai Google Pay, thanh toán không tiếp xúc trên các loại thẻ Marster và Visa.

Nhờ các cải tiến và đầu tư kể trên trong lĩnh vực thanh toán thẻ, Techcombank cũng là nhà băng trong nước duy nhất nhận cú đúp giải thưởng quốc tế "Ngân hàng Bán lẻ Việt Nam tốt nhất 2022" và "Sáng kiến thẻ tín dụng tốt nhất 2022" do The Asian Banking & Finance (ABF) bình chọn.

Cũng chính tăng trưởng cao ở dịch vụ thẻ, cùng dịch vụ bảo hiểm, thư tín dụng (LC) đã giúp Techcombank bù đắp ảnh hưởng từ thị trường trái phiếu và cổ phiếu năm vừa qua.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của ngân hàng vào cuối năm ở mức 15,2%, cao hơn so với yêu cầu tối thiểu 8% của trụ cột I, Basel II và tăng 18 điểm % so với đầu năm 2022.

Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2022 của Techcombank chỉ ở mức 0,9%, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, đạt 125%. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của riêng ngân hàng và trước ảnh hưởng của CIC giữ ổn định ở dưới mức 0,6% tổng dư nợ.

Techcombank cũng ghi nhận tỷ suất ROA (lợi nhuận ròng trên tài sản) 12 tháng đạt 3,2%, thuộc nhóm cao nhất thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh việc quản trị rủi ro tốt và mô hình kinh doanh vững mạnh của ngân hàng. Cùng với đó, tỷ suất ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) cũng duy trì ở mức cao, đạt 19,6%.

Hoàng Nhung
Bạn đang đọc bài viết Techcombank và động lực tăng trưởng từ mảng dịch vụ tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Techcombank tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng trong 9 tháng
Ngày 20/10, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022. Theo đó, tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của Techcombank đạt 671,4 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 23,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ CASA Techcombank đạt mức 46,5%, vẫn ở vị thế đầu ngành.