Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm tại VAMC về xử lý nợ xấu

12/07/2023, 06:50
báo nói -

TCDN - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa thông báo kết luận về việc thực hiện đề án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu ngân hàng giai đoạn 2013-2017. Trong đó, VAMC bị thanh tra chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong quá trình xử lý nợ xấu.

Theo kết luận, với chủ trương về nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các đề án về tái cơ cấu (gồm Đề án 254, Đề án 843 và Đề án 1058). Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành một số văn bản, tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện cơ cấu lại ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, giai đoạn này NHNN và Công ty Quản lý tài sản (VAMC) mặc dù đã thực hiện và đạt được những kết quả khả quan nhưng việc thự hiện các đề án trên vẫn tồn đọng nhiều thiếu sót, vi phạm.

Hàng loạt thiếu sót tại VAMC

Cụ thể, tính đến 31/12/2017, VAMC đã mua 26.247 khoản nợ của 16.835 khách hàng tại 42 tổ chức tín dụng (TCTD), với tổng dư nợ gốc nội bảng là 309.711 tỷ đồng, giá mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt là 279.255 tỷ đồng. Kết quả thanh tra việc mua bán nợ tại VAMC cho thấy còn những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm như sau:

Kế hoạch mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) được VAMC xây dựng có trường hợp dựa trên thông tin thiếu cơ sở pháp lý, chưa đảm bảo minh bạch, khách quan; chưa có quy định cụ thể trách nhiệm hạch toán lãi phải thu của các khoản nợ xấu phát sinh sau thời điểm bán nợ cho VAMC; việc theo dõi thu hồi nợ chưa sát, để ABBank thu hồi nợ nhưng không nộp kịp vào tài khoản VAMC theo quy định; chưa xử lý, kiến nghị xử lý với TCTD có hành vi vi phạm về quy định mua bán nợ.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm tại VAMC về xử lý nợ xấu.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm tại VAMC về xử lý nợ xấu.

Một số TCTD trích lập thiếu dự phòng cụ thể TPĐB VAMC tại thời điểm 31/12/2015 là 1.342,4 tỷ đồng, tại thời điểm 31/12/2017 là 2.164 tỷ đồng là không đúng. SeABank chưa thoái hết lãi dự thu đối với khoản nợ xấu đã bán VAMC đến 31/7/2018 là 390 tỷ đồng.

Việc mua bán TPĐB tại VAMC có tình trạng tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu tại thời điểm bán nợ cho VAMC chưa đáp ứng điều kiện mua nợ theo quy định, không đầy đủ hồ sơ chứng minh tính hợp pháp hợp lệ, TSBĐ chưa được định giá theo quy định, ảnh hưởng đến giá trị khấu trừ của TSĐB khi trích lập DPRR. Bên cạnh đó, việc mua bán nợ xấu còn có những vi phạm bất cập như việc VAMC mua 5 khoản nợ của LPBank bằng TSBĐ (dự nợ 1.032 tỷ đồng) khi chưa được phân loại là nợ xấu; Sacombank và khách hàng vay vốn bổ sung TSBĐ nhưng giá trị nhỏ hơn so với dư nợ của khoản nợ xấu không có TSBĐ nhằm đáp ứng điều kiện “có tài sản đảm bảo” để bán nợ cho VAMC. Sacombank bán TSBĐ là quyền tài sản phát sinh từ Dự án khu nhà ở Long Bình khi chưa có quyền của khách hàng theo quy định...

Qua kiểm tra có một số tổ chức TCTD được vay tái cấp vốn bằng TPĐB, nhưng mệnh giá TPĐB xác định chưa đúng quy định, nguyên nhân là do TSBĐ của khoản nợ xấu không đủ điều kiện để bán nợ cho VAMC. Mặt khác, qua thanh tra, NHNN có quy định về việc xét duyệt điều kiện vay tái cấp vôn TCTD những chưa quy định, hướng dẫn tiêu chí cụ thể để đánh giá “khả năng trích lập dự phòng rủ ro đối với trái phiếu VAMC”, cần phải được tra soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thống nhất, chặt chẽ trong thực hiện.

Việc mua bán nợ theo giá thị trường tại VAMC được thực hiện từ tháng 8/2017, chậm theo quy định tại Thông tư 19/2013TT-NHNN ngày 16/32013 của NHNN. VAMC mua nợ năm 2017 vượt vốn điều lệ thực cấp cho VAMC;mua khoản nợ không đúng phương án NHNN phê duyệt. VAMC chưa chấp hành đúng trình tự, theo quy định như: mua nợ khi chưa có nghị quyết của HĐTV; không thuê tư vấn thẩm định, xác định giá khởi điểm để đấu giá bán nợ; sử dụng kết quả thẩm định không đúng quý định Luật giá; thực hiện chưa đầy đủ quy trình quản lý, xử lý khoản nợ theo quy định của VAMC; đơn vị tư vấn thẩm định giá (Công ty CP Thẩm định giá BTC Value thẩm định giá khoản nợ của  Cty CP Hoàn cầu Khánh Hòa, Cty CP Hoàn cầu Nha Trang tại Sacombank; Cty CP Đầu tư thẩm định giá Việt Nam thẩm định giá khoản nợ của Cty Thuận Kiều tại Vietinbank) vi phạm quy định thẩm định giá.

VAMC và TCTD được VAMC ủy quyền đã miễn giảm lãi cho 5 khách hàng với số tiền 81,24 tỷ đồng khi hồ sơ miễn giảm không có phương án trả nợ, không cơ phương án cơ cấu lại tài chính, hoạt động khả thi là không đúng pháp luật. Bên cạnh đó, một số hồ sơ không thực hiện đầy đủ thủ tục, miễn giảm lãi, TCTD chưa được VMAC ủy quyền theo dõi, xử lý nợ đã miễn giảm cho khách hàng; VIB miễn, giảm 87 tỷ đồng cho khách hàng khi chưa có ủy quyền của VAMC là không đúng quy định. Từ năm 2014-2016, VAMC không kiểm tra việc TCTD thực hiện việc miễn, giảm lãi theo ủy quyền của VAMC theo quy định.

Trách nhiệm của VAMC và kiến nghị của TTCP

TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo: NHNN chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm. Tập trung vào hoàn thiện thể chế, chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu đối với Thống đốc NHNN về những thiếu sót, khuyết điểm của NHNN trong việc triển khai thực hiện Đề án 245 và 843 giai đoạn 2021-2015 nêu tại KLTT.

Kiểm điểm trách nhiệm các Phó thống đốc NHNN có liên quan. Theo thẩm quyền chỉ đạo, kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân, đơn vị thuộc NHNN nếu trong KLTT.

Theo TTCP, trách nhiệm tại VAMC trong giai đoạn trên thuộc về Chủ tịch HĐTV, HĐTV, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, các Ban, các đơn vị có liên quan thuộc VAMC trong việc chấp hành chưa đầy đủ, nghiêm túc các quy định trong quá trình thực hiện xét duyệt, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến việc mua bán nợ bằng TPĐB không đáp ứng các điều kiện theo quy định, ảnh hưởng đến việc sử dụng TPĐB của VAMC để tái cấp vốn; việc miễn giảm lãi, mua, bán nợ theo giá trị thị trường… nêu tại KLTT.

TTCP kiến nghị đối với VAMC phải ra soát đánh giá về tổ chức, hoạt động, vai trò của VAMC  trong việc tham gia xử lý nợ xấu, trên cơ sở đó xác định sự cần thiết, tổ chức hoạt động, quy mô vốn hợp lý, có hiệu quả đối với VAMC, báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định để đảm bảo sát hợp với yêu cầu quản lý và phù hợp với thực tiễn theo quy định pháp luật.

Chấn chỉnh đối với VAMC trong việc mua bán bằng TPĐB, đảm bảo khoản nợ xấu VAMC mua nợ bằng TPĐB đáp ứng đủ điều kiện TSBĐ theo quy định…

Ra soát xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm phát hiện qua hoạt động thanh tra hoạt động xử lý nợ xấu, miễn giảm lãi và mua bán nợ theo giá thị trường tại VAMC, chỉ đạo VAMC thực hiện một số nội dung: rà soát, xử lý hồ sơ mua, bán nợ xấu bằng TPĐB có TSBĐ chưa đáp ứng điều kiện mua bán nợ, trong đó: 4 hồ sơ tại MSB (Cty CP Địa ốc Sài Gòn M&C; Cty tư vấn ĐTXD&TM Minh Quân; Cty CP Đầu tư Liên Phát; Cty CP Tân SUPERDECK); 2 hồ sơ tại ABBank (Cty CP chế biến Thủy sản Hùng Cường; Ct CP Tập đoàn Thiên Phú); 5 hồ sơ tại Sacombank (Cty ĐT và XD Phú Mỹ Linh; Cty TNHH Sông biển Mai Hương; Cty CP Quan Nhân; Cty CPXD Ngọc Hà; Cty TNHH Thái Dương).

Hoàng Nhung
Bạn đang đọc bài viết Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm tại VAMC về xử lý nợ xấu tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Hơn 30.000 tỷ đồng nợ xấu niêm yết trên sàn giao dịch của VAMC
Ông Đỗ Giang Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, năm 2021 sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động. Đến nay, con số nợ xấu đang niêm yết ở trên giao dịch nợ của VAMC đạt trên 30.000 tỷ đồng.
Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
Với chủ trương tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, giúp xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu của các TCTD trong giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở tinh thần chỉ đạo tại các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, NHNN xác định việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về cơ cấu lại các TCTD yếu kém là nhiệm vụ trọng tâm.