Thanh tra đầu tư trái phiếu tại loạt ngân hàng Techcombank, TPBank, SHB, PVComBank và VietBank

31/05/2022, 16:02

TCDN - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 8857 CĐ-VPCP, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) đã thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trong đó có Techcombank, TPBank và SHB.

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện và cảnh báo các rủi ro và có biện pháp xử lý theo quy định, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Đến thời điểm tháng 4/2022, Cơ quan TTGSNH đã tiến hành thanh tra tại các ngân hàng gồm: Ngân hàng Techcombank, TPBank, SHB, Đại chúng Việt Nam, Việt Nam Thương Tín, Đông Nam Á và Bảo Việt.

Riêng Ngân hàng Bảo Việt không thực hiện thanh tra với lý do Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra với ngân hàng này.

Trước đó, ngày 03/12/2021, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công điện số 8857/CĐ-VPCP về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tại thời điểm 31/12/2021, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (là công ty con của Techcombank) chiếm 38,9% thị phần môi giới trái phiếu doanh nghiệp và quỹ trái phiếu mở TCBF được quản lý bởi công ty này có tổng giá trị tài sản quản lý hơn 21 nghìn tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2021, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (là công ty con của Techcombank) chiếm 38,9% thị phần môi giới trái phiếu doanh nghiệp và quỹ trái phiếu mở TCBF được quản lý bởi công ty này có tổng giá trị tài sản quản lý hơn 21 nghìn tỷ đồng.

Đoàn Thanh tra đã báo cáo người ra quyết định thanh tra và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo kết quả thanh tra, bổ sung nội dung thanh tra hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.

Gửi văn bản tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về xử lý các sai phạm liên quan đến sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu của các tổ chức phát hành.

Được biết, từ tháng 12/2021- 4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có 4 công điện chỉ đạo về việc tăng cường quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày 3/12/2021, Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 30/3/2022, Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 7/4/2022, Công điện số 311/CĐ-TTg ngày 11/4/2022 về tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các biện pháp ổn định thị trường).

Cũng trong những tháng đầu năm nay, Cơ quan TTGSNH còn thực hiện cuộc thanh tra chuyên ngành đối với Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank Việt Nam và thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Lạng Sơn, Nam Định.

Theo Cơ quan TTGSNH, hoạt động thanh tra chuyên ngành nhằm mục đích phát hiện những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng để kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước và ngành Ngân hàng.

Đồng thời, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro có nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong ngành Ngân hàng và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.

Góp phần đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước; đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các các tổ chức tín dụng.

Trái phiếu doanh nghiệp là một trong các chủ đề nóng trên thị trường hiện nay. Theo số liệu của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam (VMBA), tổng khối lượng phát hànhtrái phiếu doanh nghiệp trong năm 2021 đạt xấp xỉ 660.000 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 10% GDP. Trong đó, các ngân hàng và công ty chứng khoán là hai nhóm mua vào lớn nhất trên thị trường.

Theo báo cáo tài chính của 24 ngân hàng, tổng số dư trái phiếu các tổ chức kinh tế mà các ngân hàng đầu tư tính đến hết 31/3/2022 là hơn 344.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cuối năm trước đó.

Trong đó, Techcombank là ngân hàng nắm giữ lượng TPDN nhiều nhất với 76.583 tỷ đồng, tăng 22% so với cuối năm 2021. Mức tăng mạnh của TPDN đã đẩy tỷ trọng TPDN trên tổng tín dụng của Techcombank tăng từ mức 15,3% cuối năm 2021 lên 17,4% cuối quý 1/2022. Đây có thể là tỷ trọng cao nhất trong khối ngân hàng niêm yết, theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC).

Hoàng Nhung
Bạn đang đọc bài viết Thanh tra đầu tư trái phiếu tại loạt ngân hàng Techcombank, TPBank, SHB, PVComBank và VietBank tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

SHB được vinh danh là Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam
Vừa qua, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được Tạp chí uy tín Global Finance vinh danh là “Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam” năm 2022 - một trong những hạng mục quan trọng nhất của hệ thống giải thưởng “Best Bank” do Global Finance tổ chức thường niên nhằm vinh danh tổ chức tài chính xuất sắc nhất.