Thâu tóm Vinmart, VinEco: Masan hưởng "quả ngọt" hay nếm "trái đắng"?
TCDN - Sau khi công bố thông tin thương vụ VinCommerce và VinEco sáp nhập vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer Holding, UpCOM: MCH) cổ phiếu của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước “tháo chạy” trong khi đó cổ phiếu VIC là được đà tăng nhẹ.
Trong ngày 3/12, Vingroup (HOSE: VIC) và Masan Group đã chính thức công bố thông tin về thỏa thuận nguyên tắc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. Nhờ thương vụ của Masan – Vingroup.
Theo thỏa thuận mới đây, VinCommerce, VinEco và Masan Consumer sẽ sáp nhập để thành lập tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ. Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của công ty mới sau sáp nhập. Tỷ lệ sở hữu của Vingroup trong công ty mới không còn đa số nên phía Masan nắm quyền kiểm soát hoạt động. Sau khi tiếp quản, Masan Consumer giữ nguyên hệ thống quản trị hiện tại của VinCommerce cũng như các chính sách với nhà cung cấp, khách hàng.
Những tưởng, đây sẽ là cơ hội để đẩy mạnh cổ phiếu Masan “cứu nguy” tình hình đi xuống trên thị trường chứng khoán hiện nay. Nhưng đảo ngược lại mong chờ, giá cổ phiếu của Masan trên sàn chứng khoán đã bị tác động mạnh. Theo đó, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/12, cổ phiếu MSN giảm sàn 7%, xuống chỉ còn 64.200 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa của Masan trên sàn chứng khoán đã bốc hơi hơn 5.600 tỷ đồng.
Mức giá này vẫn tiếp tục giảm mạnh đến kết thúc phiên giao dịch ngày 6/12, giá cổ phiếu của Masan nhích nhẹ lên từ giá thấp nhất trong 4 ngày vừa qua là 60.900 đồng/cổ phiếu lên 62.500 đồng/cổ phiếu.
Như vậy chỉ 4 ngày sau thương vụ sáp nhập VinCommerce và VinEco vào MCH, vốn hóa của Masan bay khoảng 7.600 tỷ đồng. Trái ngược với tình hình đỏ sàn của MSN, thì VIC (Tập đoàn VinGroup) và MCH (Công ty CP hàng tiêu dùng Masan – công ty con của Tập đoàn Masan) lại mang sắc xanh, tăng nhẹ. Nhưng đến ngày 6/12, thi giá cổ phiếu này đang dần giảm xuống, trờ về giá trị thật.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày hôm nay (4/12) trên sàn UpCOM, giá cổ phiếu của MCH đã đạt ngưỡng giá 82.200 đồng/cổ phiếu, tăng 3.800 đồng/cổ phiếu so với ngày 3/12. Đến ngày 6/12, cổ pheieus MCH giảm xuống còn 75,600 đồng/cổ phiếu. Hiện, vốn hóa của Masan Consumer đạt hơn 54,126 tỷ đồng.
Còn về cổ phiếu của VIC trong 4 ngày vừa qua liên tục tăng nhẹ. Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua (6/12), giá cổ phiếu của VIC là 115.900 đồng/cổ phiếu, tăng 1000 đồng so với ngày 3/12.
Có thể thấy rằng, thương vụ VinCommerce và VinEco sáp nhập vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan không phải là mất mát lớn của VinGroup mà ngược lại đây có lẽ lại là tin vui cho các nhà đầu tư.
Bởi lẽ, từ trước đến nay, lĩnh vực tiêu dùng luôn là miếng bánh màu mỡ, các “ông lớn” luôn tích cực xâu xé tranh nhau thị phần. Nhưng không phải ai cũng thành công trong lĩnh vực này. Điển hình nhất là nhìn vào thương vụ VinCommerce và VinEco sáp nhập vào Masan. Theo đó, mảng kinh doanh bán lẻ ghi nhậnđến hết tháng 9/2019, doanh thu từ mảng bán lẻ tiếp tục tăng mạnh 66% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 7.870 tỉ đồng.
Tuy nhiên, tổng kết lại doanh thu thuần từ mảng kinh doanh bán lẻ đến hết quý 3/2019 đạt 23.571 tỉ đồng, nhưng Vingroup ghi nhận số lỗ kỷ lục 3.460 tỉ đồng từ mảng bán lẻ. Xét kết quả theo bộ phận, kinh doanh bán lẻ đang là một trong 5 mảng kinh doanh chính của Vingroup bị thua lỗ từ vài trăm tỉ tới vài nghìn tỉ đồng.
Nhiều luồng ý kiến cho rằng, việc VinCommerce và VinEco sáp nhập vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan đây sẽ là bước tiến để Masan “thống trị” các mặt hàng tiêu dùng. Nhưng cũng nhiều người cho rằng, đây sẽ là “hố sâu” chôn tham vọng của Masan.
Về tham vọng của Masan dường như đã được báo trước, trong báo cáo thường niên 2018, ban lãnh đạo Masan nhấn mạnh chiến lược tiếp theo là kết nối những lĩnh vực kinh doanh với hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng.
Định hướng của chiến lược này là triển khai cửa hàng một điểm đến "a one-stop shop" - nơi giải quyết tất cả vấn đề của khách hàng, từ tài chính, thịt, thực phẩm và đồ uống đến chăm sóc sức khoẻ. Với hệ thống quy mô lớn của Vinmart, thương vụ này có thể giúp tham vọng của Masan được đẩy nhanh hơn.
Đặc biệt đối với Masan Consumer, Masan MEATLife, mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart và VinMart + tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng cộng với hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Masan tăng trưởng mạnh mẽ.
Chưa kể, việc sáp nhập này còn mang lại khoản lợi nhuận khá lớn “tiết kiệm” từ chi phí thuê kệ hàng trong siêu thị. Theo báo cáo tài chính quý 3/2019 của Masan cho thấy, chi phí chiết khấu thương mại mất hơn 64 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số tiền Masan chi cho chi phí trưng bày mất thêm 31 tỷ đồng.
Còn bây giờ, Masan sở hữu chuỗi bán lẽ của Vinmart, Vinmart + sẽ giảm đáng kể phần chi phí cho quãng đường từ nhà máy đến tay người tiêu dùng. Thế nhưng, điều này cũng không thể khẳng định được, khi về tay Masan, VinConsumer sẽ mang lại lợi nhuận hoặc có thể hòa vốn khi ở đây.
Có thể thấy, khi những “gã” phân phối công nghệ khủng lồ đang dần phát triển, lấn chiếm mảng bán lẻ như Amazon, Alibaba sẽ là một mối đe dọa lớn đối với các siêu thị như BigC, Co.op mart, Lotte,… Mặc dù Vingroup đã thấy trước được sự cạnh tranh gay gắt của những gã công nghệ khủng lồ ở nước ngoài để ra mắt ứng dụng đi chợ “ảo” Virtual Store trong tháng 5/2019.
Theo đó, để sử dụng tính năng này, khách mua hàng mở ứng dụng VinID, chọn tính năng Scan&Go, sau đó quét mã QR các sản phẩm muốn mua tại VinMart 4.0 và thanh toán bằng ví điện tử trên app. Thế nhưng, tình hình kinh doanh vẫn không khả quan hơn, các siêu thị thuộc VinConsumer vẫn chìm ngập trong thua lỗ “nặng”.
Thương vụ sáp nhập VinCommerce, VinEco vào Masan Consumer Holding, đây là canh bạc tỷ đô Tập đoàn Masan. Tuy nhiên, Tập đoàn Masan cũng sẽ đối mặt lắm thách thức. Nếu không quản trị tốt, thương vụ tỷ đô này có thể là "dấu chấm hết" cho đế chế Masan của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899