Cổ phiếu VNM tiếp tục lao dốc, Vinamilk “bốc hơi” gần 9.000 tỷ đồng

04/12/2019, 08:16

TCDN - Hiện cổ phiếu VNM (Vinamilk) đang giao dịch với giá 116.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức vốn hóa khoảng hơn 203.000 tỷ đồng, giảm hơn 13% trong một tháng. Chỉ trong 2 ngày, Vinamilk đã “bốc hơi” gần 9.000 tỷ đồng.

Trong hai ngày qua, cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) liên tục lao dốc. Chốt phiên giao dịch đầu tuần (2/12) VNM giảm tới 3.200 đồng (tương đương 2,63%) về mốc 118.300 đồng. Ngày 2/12, ông lớn ngành sữa đã bị “bốc hơi” hơn 5.440 tỷ đồng tiền vốn hóa.

Đến ngày 3/12, mã VNM của Vinamilk tiếp tục giảm 1,61% xuống mức thấp nhất ngày 116.400 đồng/CP, tương đương mỗi cổ phiếu mất 1.400 đồng. Trong phiên này, vốn hoá của Vinamilk mất thêm 3.308 tỷ đồng (từ 206.004 tỷ đồng phiên 2/12 về còn 202.696 tỷ đồng).

Thị trường diễn biến không như mong đợi khi áp lực bán mạnh trở lại trong phiên chiều tập trung tại nhóm bluehips, đặc biệt tại cổ phiếu của MSN (Masan) và VNM khiến VN-Index có thêm một phiên giảm mạnh.

Thị trường diễn biến không như mong đợi khi áp lực bán mạnh trở lại trong phiên chiều tập trung tại nhóm bluehips, đặc biệt tại cổ phiếu của MSN (Masan) và VNM khiến VN-Index có thêm một phiên giảm mạnh.

Như vậy, chỉ sau 2 phiên giao dịch, vốn hoá của Vinamilk đã “biến mất” gần 9.000 tỷ đồng. Tính tổng thể, cổ phiếu VNM đang trong nhịp giảm sâu từ cuối tháng 10, giảm hơn 13% trong một tháng. Với đà lao dốc kiểu này, nhiều chuyên gia nhận định mã VNM còn tiếp tục giảm sâu trong những ngày tiếp theo.

Được biết, nguyên nhân làm cổ phiếu VNM giảm mạnh trong phiên giao dịch hai phiên giao dịch gần đây là bắt nguồn từ một số thông tin “tiêu cực” xuất hiện trên mạng xã hội Facebook. Theo đó, một tài khoản Facebook có tên Đ.N.Q đã chia sẻ những tấm ảnh chụp được cho là về danh sách nhập khẩu nguyên liệu của Vinamilk, phần lớn trong số này là bột sữa gầy.

Danh sách này được công bố đã làm cho người tiêu dùng hoang mang. Về những thông tin này, Vinamilk cho rằng tất cả đều là "không chính xác, thất thiệt". Công ty này khẳng định, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa và các sản phẩm hàng đầu tại Việt Nam với đa dạng các dòng sản phẩm như sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua,…

Diễn biến cổ phiếu VNM trong 3 tháng gần đây. Nguồn: VNDirect.

Diễn biến cổ phiếu VNM trong 3 tháng gần đây. Nguồn: VNDirect.

Trên toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt 264,93 triệu đơn vị, giá trị hơn 7.458 tỷ đồng, tăng 26% về khối lượng và 65% về giá trị so với phiên 2/12. Tuy nhiên kết phiên, với 129 mã tăng và 190 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 5,88 điểm (tương đương 0,61%) xuống 953,43 điểm.

Cũng trong ngày 3/12, Vingroup và Masan Group đã chính thức công bố thông tin về thỏa thuận nguyên tắc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. Nhờ thương vụ của Masan - Vingroup níu thị trường chứng khoán tránh khỏi một ngày “đỏ sàn” toàn tập. 

Đáng chú ý, phần lớn giao dịch thỏa thuận phiên hôm nay đến từ cổ phiếu VHM của Vinhomes với khối lượng đột biến gần 30,6 triệu đơn vị tương đương giá trị 2.806 tỉ đồng, cũng lá giá trị trao tay kỉ lục của cổ phiếu này kể từ khi lên sàn. Các giao dịch được thực hiện tại mức giá trung bình 91.801 đồng/cp, khá sát với giá đóng cửa 91.800 đồng/cp, giảm nhẹ 0,1% so với phiên trước đó.

Sáp nhập Vincommerce, VinEco và Masan Consumer, vốn hóa thị trường của Masan đã

Sáp nhập Vincommerce, VinEco và Masan Consumer, vốn hóa thị trường của Masan đã "bốc hơi" 5.611 tỉ đồng trong phiên hôm nay, hiện ở mức 75.046 tỉ đồng

Theo giao dịch đã ký kết thì công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp) và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sẽ sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ. Trong đó, Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.

Thương vụ “bom tấn” này giữa doanh nghiệp của hai tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng và Nguyễn Đăng Quang dự kiến sẽ tạo nên một tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu ở trong nước và hướng tới vươn ra thế giới. Với thương vụ này, 120 siêu thị VinMart, gần 2.300 cửa hàng tiện ích VinMart+ trên 62 tỉnh thành cả nước sẽ được chuyển giao cho Masan Group.

Ngày 27/12 tới đây, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã VNM) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 2/2019 với tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 28/2/2019. Với 1,7 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Vinamilk sẽ chi khoảng 1.741 tỷ đồng cho đợt thanh toán cổ tức này.

Cổ phiếu giảm sâu, Vinamilk (VNM) sắp chi hơn 1.700 tỷ đồng tạm ứng cổ tức

Cổ phiếu giảm sâu, Vinamilk (VNM) sắp chi hơn 1.700 tỷ đồng tạm ứng cổ tức

Trong đợt này, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 36% cổ phần nhận về hơn 1.250 tỷ đồng. Hai cổ đông lớn còn lại F&N Dairy Investment Pte, Ltd và Platinum Victory Pte lần lượt “bỏ túi” lần lượt 603 tỷ đồng và 370 tỷ đồng nhờ nắm giữ 17,3% và 10,6% vốn.

Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng quản trị - nhận khoảng 9,86 tỷ đồng cho hơn 4 triệu cổ phiếu VNM đang nắm giữ.

Hoàng Thơ
Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu VNM tiếp tục lao dốc, Vinamilk “bốc hơi” gần 9.000 tỷ đồng tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan