Tiếp tục thua lỗ, nợ phải trả của thủy sản Hùng Vương lên tới hơn 5.200 tỷ

29/10/2019, 08:01

TCDN - Khoản lỗ chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của HVG đã lên tới 619 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 1.667 tỷ đồng.

Từng được mệnh danh là ông vua cá tra, HVG một thời là doanh nghiệp đứng đầu ngành với hàng loạt thương vụ M&A đình đám.

Từng được mệnh danh là ông vua cá tra, HVG một thời là doanh nghiệp đứng đầu ngành với hàng loạt thương vụ M&A đình đám.

Công ty Cổ phần Hùng Vương (Mã CK: HVG) công bố báo cáo tài chính riêng cho năm tài chính kết thúc ngày 30/9/2019 với khoản lỗ 84,1 tỷ đồng cho quý 3/2019.

Theo đó, doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ của HVG giảm 79% xuống chỉ còn 2.894 tỷ đồng, giá vốn hàng bán 308 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp là âm 23 tỷ đồng.

Mặc dù các chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm mạnh so với cùng kỳ tuy nhiên do lợi nhuận gộp âm nên lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm 82 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2018 là dương 84 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dù đã thực hiện thoái vốn tại hàng loạt các công ty con, công ty liên kết, bán các tài sản trong suốt thời gian qua, báo cáo tài chính riêng mới công bố cho thấy HVG vẫn chưa thể thoát ra khỏi khó khăn trong hoạt động SXKD.

Khoản lỗ chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng đã lên tới 619 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 1.667 tỷ đồng trong khi tổng nợ phải trả là 5.236 tỷ đồng. Nợ phải trả chủ yếu là khoản phải trả người bán ngắn hạn 3.312 tỷ đồng và khoản vay nợ ngắn hạn 1.493 tỷ đồng.

Dòng tiền từ hoạt động SXKD trong kỳ âm 192 tỷ đồng, lưu chuyển thuần trong kỳ âm 276 tỷ đồng dẫn tới tiền mặt của HVG giảm từ 351 tỷ đồng đầu kỳ xuống còn 77 tỷ đồng.

Lũy kế cho năm tài chính từ 01/10/2018 đến 30/9/2019, HVG lỗ 195 tỷ đồng trước thuế thu nhập doanh nghiệp. So với cùng kỳ năm tài chính 2018, tổng doanh thu giảm 31,6% từ 4.233 tỷ đồng xuống chỉ còn 2.893 tỷ đồng do doanh thu xuất khẩu thủy sản giảm tới 50% từ 1.424 tỷ đồng xuống chỉ còn 711 tỷ đồng và không còn doanh thu từ bán nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi 390 tỷ đồng.

Đặt nhiều kỳ vọng vào việc xuất khẩu cá tra trong năm 2019 và các năm tiếp theo, đặc biệt là xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tuy nhiên kết quả doanh số xuất khẩu của “vua cá tra” lại sụt giảm thê thảm.

Từng được mệnh danh là ông vua cá tra, HVG một thời là doanh nghiệp đứng đầu ngành với hàng loạt thương vụ M&A đình đám. Chỉ riêng năm 2013, HVG đã thực hiện một loạt các dự án M&A lớn nhằm mở rộng vùng nuôi, tăng cường đầu tư vào mảng chế biến thức ăn chăn nuôi.

Đến cuối năm 2016, quy mô HVG đã lên đến 27 công ty con và công ty liên kết với toàn bộ quy trình khép kín từ sản xuất con giống, nuôi trồng, sản xuất thức ăn, chế biến, bảo quản, xuất khẩu. Theo BCTC hợp nhất năm 2016, HVG có doanh thu lên tới 18.000 tỷ đồng với tổng tài sản 16.600 tỷ đồng.

Và sau đó là giai đoạn đổ dốc của HVG với điệp khúc bán tài sản, thoái vốn, thua lỗ. Năm 2019 tiếp tục là 1 năm thua lỗ, khó khăn với HVG mặc dù đã giảm quy mô tổng tài sản xuống còn 1 nửa so với thời điểm năm 2016.

Việt Đặng
Bạn đang đọc bài viết Tiếp tục thua lỗ, nợ phải trả của thủy sản Hùng Vương lên tới hơn 5.200 tỷ tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Cổ phiếu FLC: Nhà đầu tư có sẵn lòng bỏ tiền mua... lỗ?
Tập đoàn FLC vừa thông báo phát hành gần 300 triệu cổ phiếu. Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu so với giá cổ phiếu FLC ngày 11/10/2019 trên TTCK là 3.320 đồng/cổ phiếu thì nhà đầu tư lỗ ngay lập tức khoảng 65% giá trị đầu tư. Vậy nhà đầu tư có sẵn sàng bỏ tiền mua...lỗ?