Tp.HCM: Người nhận lương hưu “khủng” hơn 124 triệu đồng có phải nộp thuế thu nhập?

06/11/2022, 11:22
báo nói -

TCDN - Bảo hiểm Xã hội Tp.HCM trả lời về việc một người đàn ông nhận lương hưu “khủng” nhất tại Tp.HCM lên tới hơn 124 triệu đồng/tháng có phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định hay không.

Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Tp.HCM (BHXH Tp.HCM), người đang hưởng mức lương hưu cao nhất trên địa bàn thành phố là ông P.P.N.T. Ông T đang nhận lương hưu với số tiền hơn 124 triệu đồng/tháng.

Tp.HCM có khá đông người nhận lương hưu cao sau quá trình làm việc đóng bảo hiểm ở mức cao.

Tp.HCM có khá đông người nhận lương hưu cao sau quá trình làm việc đóng bảo hiểm ở mức cao.

Cũng theo BHXH Tp.HCM, ông T nghỉ hưu từ tháng 4/2015 với mức lương hưu 87 triệu đồng/tháng, sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương hưu của ông T tăng lên 101 triệu đồng/tháng và nay là hơn 124 triệu đồng/tháng.

Trước khi nghỉ hưu, ông T là Tổng giám đốc một công ty có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương “khủng, tới 250 triệu đồng/tháng,

Theo quy định của BHXH, vào thời điểm trước năm 2006, số tiền đóng bảo hiểm không bị giới hạn mức trần, vì thế trung bình trong hơn 15 năm đầu, ông T đóng 69 triệu đồng/tháng.

Đến khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, mức trần đóng bảo hiểm được giới hạn không quá 20 tháng lương cơ sở. Mức đóng của ông T trong những năm còn lại trung bình chỉ khoảng 18 triệu đồng/tháng. Tháng cuối trước khi nghỉ hưu ông T đóng 23 triệu đồng/tháng tiền BHXH.

Ngoài ông T, tại Tp.HCM có không ít người đang hưởng lương hưu từ 35 - 85 triệu đồng/tháng. Những người này chủ yếu làm việc ở các công ty liên doanh nước ngoài với mức lương đóng BHXH từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

Nhiều người đặt câu hỏi “Ông T có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không vì mức lương này cao hơn mức thu nhập phải đóng thuế rất nhiều?”.

Trả lời câu hỏi này, đại diện BHXH Tp.HCM khẳng định, lương hưu của người dân không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp ông T đang hưởng lương hưu hơn 124 triệu đồng/tháng hay bất cứ người dân nào đang hưởng lương hưu đều không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Cụ thể, tại Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, Chính phủ quy định 14 nguồn thu nhập được miễn thuế. Trong đó, lương hưu được quy định tại khoản 10: "Tiền lương hưu do Quỹ BHXH chi trả theo quy định của Luật BHXH, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả".

Sau đó, Thông tư 111/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn rõ hơn việc thực hiện Nghị định 65/2013/NĐ-CP, quy định rất chi tiết các khoản thu nhập được miễn thuế tại Điều 3.

Lương hưu là khoản thu nhập được miễn thuế quy định tại điểm k, khoản 1 của Điều 3 Thông tư 111: "Tiền lương hưu do Quỹ BHXH trả theo quy định của Luật BHXH; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu được trả từ nước ngoài".

Như vậy, lương hưu là khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp người đã nghỉ hưu/người đủ tuổi nghỉ hưu tiếp tục làm việc, đầu tư, kinh doanh… và phát sinh thu nhập từ các công việc trên thì vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho khoản thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công này.

Lương hưu được tính thế nào?

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính như sau: Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng (x) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng đối với lao động nam là đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (người lao động nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%). Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%.

Còn đối với lao động nữ, nếu đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%.

Trường hợp người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định, thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

ĐV
Bạn đang đọc bài viết Tp.HCM: Người nhận lương hưu “khủng” hơn 124 triệu đồng có phải nộp thuế thu nhập? tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Sẽ có trên 2,9 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp
Chính phủ đã ban hành Nghị định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, từ ngày 1/1/2022 điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 đối với nhiều đối tượng.
Tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/1/2022
Từ ngày 1/1/2022 điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 đối với các đối tượng; điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp các đối tượng hằng tháng dưới 2.500.000 đồng/tháng.
Rút bảo hiểm xã hội một lần: Nỗi lo khi tuổi già không lương hưu
Nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ không còn cơ hội được hưởng lương hưu và được cấp thẻ BHYT miễn phí để đảm bảo cuộc sống và sức khỏe khi về già - độ tuổi dễ gặp bất trắc về sức khỏe, nhất là trong bối cảnh tiềm ẩn nhiều rủi ro, dịch bệnh như hiện nay.