Tp.HCM xem xét dừng 17 dự án, tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng

07/12/2022, 20:53
báo nói -

TCDN - Những dự án chậm tiến độ, giải ngân kéo dài được UBND Tp.HCM đề nghị HĐND xem xét dừng, hủy bỏ giúp tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng để tập trung đầu tư vào những dự án cấp bách hơn.

Đề xuất được nêu trong tờ trình của UBND Tp.HCM về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố, khai mạc sáng 7/12. Động thái trên của thành phố nhằm phân bổ lại nguồn vốn hạn hẹp trong bối cảnh nhu cầu vốn của các dự án đầu tư công lớn.

Dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp (Tp Thủ Đức) được UBND Tp.HCM kiến nghị HĐND được tạm dừng.

Dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp (Tp Thủ Đức) được UBND Tp.HCM kiến nghị HĐND được tạm dừng.

Theo UBND Tp.HCM, những dự án cấp bách được bố trí ngân sách như cải tạo rạch Xuyên Tâm, cầu Thủ Thiêm 4, xây cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài…Trong đó, trên đại bàn Tp Thủ Đức có đến 11 dự án được đề xuất tạm dừng, còn lại huyện Hóc Môn 3 dự án, quận Tân Phú 1 dự án và quận Bình Thạnh 1 dự án. Những dự án này hầu hết mới được ghi vốn cho giai đoạn 2021-2025 nhưng chưa được bố trí ngân sách, có khả năng chưa thể triển khai trong năm 2023.

Các dự án có vốn trên 100 tỷ được tạm ngưng như mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp; cầu vượt trước bến xe Miền Đông mới; bồi thường giải phóng mặt bằng và làm đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Xây dựng).

Còn lại là các dự án nhỏ, phần lớn là trường học.Đồng thời, UBND Tp.HCM đề xuất giảm 690 tỷ đồng vốn của 474 dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố. Giảm hơn 3.970 tỷ đồng của 90 dự án do nhu cầu vốn hoàn thành công trình thấp hơn vốn trung hạn đã đăng ký (trong đó có 4 dự án ODA).

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng dự kiến bố trí vốn để điều chỉnh tăng, bổ sung kế hoạch đầu tư công cho các dự án cấp bách. Cụ thể, hơn 2.170 tỷ đồng cho 6 dự án thuộc quận, huyện và 6.650 tỷ đồng vốn để cân đối cho dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) qua quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp.

Tính đến hết tháng 10, Tp.HCM giải ngân được 30.098 tỷ đồng của kế hoạch trung hạn, chiếm 22% số vốn được phân bổ. Dự kiến đến hết năm 2022, Tp.HCM giải ngân được 45.601 tỷ đồng, chiếm 33,3% tổng vốn trung hạn đã được phân bổ.Kỳ họp thứ 8 HĐND Tp.HCM khoá X diễn ra trong ba ngày.

Ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu nghe báo cáo về kinh tế - xã hội năm 2022, nhiệm vụ năm tới; thu, chi ngân sách; dự án thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất... Thường trực HĐND thành phố báo cáo kết quả giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết 131/2020 về tổ chức chính quyền đô thị.

Trong ngày làm việc thứ hai, phần lớn thời lượng dành cho phiên chất vấn Chủ tịch UBND Phan Văn Mãi, Giám đốc Sở Công Thương Bùi Tá Hoàng Vũ và Chủ tịch UBND quận 6 Lê Thị Thanh Thảo. Ngày cuối, các đại biểu sẽ thông qua khoảng 30 nghị quyết và biểu quyết bầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng làm Ủy viên UBND Tp.HCM.

Võ Tình
Bạn đang đọc bài viết Tp.HCM xem xét dừng 17 dự án, tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ, lãng phí
Theo Báo cáo giám sát chuyên đề của Quốc hội, hàng nghìn dự án chậm tiến độ, thất thoát, lãng phí và có xu hướng tăng lên qua các năm làm mất đi cơ hội phát triển.
Thái Nguyên kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên yêu cầu đối với các dự án chậm tiến độ không có lý do chính đáng, ngừng hoạt động, sử dụng đất sai mục đích theo quy định của pháp luật, phải kiên quyết thu hồi, nhằm tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư mới có uy tín.
Sửa Luật Đất đai: Đề xuất tính thuế đất tăng thêm với các dự án chậm tiến độ
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bổ sung quy định thu tiền sử dụng đất hàng năm khi sử dụng đất kết hợp với các mục đích khác; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm đối với các dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng nhằm giải quyết tình trạng đầu cơ, chậm sử dụng đất, bỏ hoang.