Truy tố giám đốc kéo các doanh nghiệp vào xuất khẩu trốn thuế

10/10/2020, 08:09

TCDN - Lê Văn Thiện mở nhiều công ty và thuê nhiều doanh nghiệp giúp mình trong việc buôn lậu trốn thuế.

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Lê Văn Thiện (sinh năm 1987, tại Thanh Hoá, kinh doanh tự do) cùng ba đồng phạm ra trước TAND TP.HCM để xét xử về tội buôn lậu.

Cùng bị truy tố là các bị cáo làm nghề kinh doanh tự do là Phạm Thị Hà (sinh năm 1967 tại Thái Bình), Lê Văn Quý (sinh năm 1990) và Cao Hải Long (sinh năm 1985).

Cáo trạng xác định các bị cáo đã phạm vào tội buôn lậu quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 153 BLHS 1999. Tuy nhiên, điều 188 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 nhẹ hơn luật cũ nên truy tố theo luật mới.

Cáo trạng quyết định phân công VKSND TP.HCM thực hành quyền công tố. Ảnh: H.Y

Cáo trạng quyết định phân công VKSND TP.HCM thực hành quyền công tố. Ảnh: H.Y

Hồ sơ thể hiện Thiện là chủ sở hữu đồng thời là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty Metal. Thiện sử dụng pháp nhân công ty để mua bán kim loại phế liệu với các doanh nghiệp và cá nhân ở thị trường nội địa.

Tuy nhiên, Thiện còn thành lập điều hành hoạt động công ty Trung Văn, công ty Hoàng Tấn Phát, công ty Tiến Tiến Phát. Trong đó, công ty Trung Văn và công ty Hoàng Tấn Phát chỉ thực hiện việc mua bán kim loại cho các doanh nghiệp nước ngoài. Thiện biết thuế suất xuất khẩu đối với kim loại đồng, nhôm phế liệu là 22%, nhôm thỏi là 15%.

Để trốn thuế xuất khẩu cho hai công ty Trung Văn, công ty Hoàng Tấn Phát, Thiện đã sử dụng pháp nhân công ty Tiến Tiến Phát mở tờ khai hải quan khai báo hàng hóa xuất khẩu là loại hàng hóa có thuế suất 0% và. Bị can thuê 10 doanh nghiệp khác làm dịch vụ xuất khẩu phế liệu đồng, nhôm với giá trọn gói 40-120 triệu đồng.

Trong thời gian từ tháng 3-2014 đến tháng 5-2016, Thiện đã xuất khẩu 86 cont số lượng là là hơn 1.773 tấn đồng, nhôm phế liệu, nhôm thỏi và bột oxit kẽm. Tổng giá trị hàng hơn 111 tỉ đồng tương ứng với thuế xuất khẩu phải nộp là hơn 23,3 tỉ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mở tờ khai hải quan gian dối chỉ khai báo và nộp thuế xuất khẩu hơn 200 triệu. Thiện đã trốn thuế hơn 23 tỉ đồng.

Còn Hà là chủ sở hữu và điều hành công ty Metal Recycler nhận làm dịch vụ xuất khẩu đồng, nhôm phế liệu cho Thiện. Hà đã chỉ đạo nhân viên của công ty là Quý mở tờ khai hải quan xuất khẩu các loại hàng hóa có thuế suất 0% thực hiện nhằm giúp Thiện trốn thuế hàng chục tỉ đồng.

Tương tự, Long cũng là chủ sở hữu đồng thời là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty Cao Nguyễn. Lợi dụng việc làm dịch vụ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu cho một công ty đã gian dối giúp cho Thiện buôn lậu trốn thuế tiền tỉ.

Quá trình điều tra, CQĐT cũng tiến hành xác minh các chủ công ty mở tờ khai gian dối giúp Thiện buôn lậu. Tuy nhiên kết quả chưa xác định được nơi cư trú của họ…Nội dung này sẽ được tách tài liệu theo dõi, lãm rõ xử lý cùng nội dung tách tài liệu liên quan việc Thiện vi phạm trong xuất khẩu hàng hoá số tiền hơn 8 triệu USD.

Theo Pháp luật TP.HCM
Bạn đang đọc bài viết Truy tố giám đốc kéo các doanh nghiệp vào xuất khẩu trốn thuế tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Bộ Công an: Nhật Cường trốn thuế hàng chục tỷ đồng
Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, ông Nguyễn Đức Chung có liên quan tới vụ việc Nhật Cường. Công ty Nhật Cường thu lời bất chính 236 tỷ đồng, lập sổ sách kế toán che dấu các hoạt động phạm tội và trốn thuế khoảng 30 tỷ đồng.