Viwaseen trước nguy cơ mất vốn: Trách nhiệm thuộc về ai?

22/10/2019, 07:51

TCDN - Đến thời điểm 30/6/2019, Viwaseen mới trích lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi với số tiền gần 10 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng loạt công ty con của Viwaseen có dấu hiệu mất cân đối về tài chính, không có lãi, không chia cổ tức, lỗ lũy kế, thậm chí có đơn vị còn dừng hoạt động…

1

Công ty con và công ty liên kết của Viwaseen

Sau cảnh báo của Bộ Tài chính tại văn bản Số: 6966/BTC-TCDN về tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam - CTCP (gọi tắt là Viwaseen) dường như tình hình SXKD của Viwaseen vẫn vô cùng “u ám”. Trước những cảnh báo của Bộ Tài chính, báo cáo tài chính (Công ty mẹ và Hợp nhất) bán niên của Viwaseen có gì? Với tình hình SXKD của hiện nay của Viwaseen, liệu Bộ Xây dụng có quyết toán được vốn Nhà nước tại đơn vị này?

2

Lương, thưởng, thù lao và các khoản lợi ích của dàn lãnh đạo Viwaseen hiện nay

Hiện nay, Viwaseen vẫn hoạt động dưới sự điều hành của một HĐQT gồm các nhân sự Đại diện sở hữu cho Bộ Xây dựng như: Ông Nguyễn Ngọc Cương - Chủ tịch HĐQT, Đại diện sở hữu cho Bộ Xây dựng: 16.336.480 cổ phần, chiếm 28,16% vốn điều lệ; Ông Ngô Văn Dũng-Thành viên HHĐQT (Tổng Giám đốc), Đại diện sở hữu cho Bộ Xây dựng: 14.504.605 cổ phần, chiếm 25% vốn điều lệ; Ông Nguyễn Hữu Hành-Thành viên HĐQT, Đại diện sở hữu cho Bộ Xây dựng: 8.702.790 cổ phần, chiếm 15% vốn điều lệ; Ông Nguyễn Đức Bôn – Thành viên HĐQT, Đại diện sở hữu cho Bộ Xây dựng: 8.072.790 cổ phần, chiếm 15% vốn điều lệ; Ông Lê Minh Đức – Thành viên HĐQT (Phó Tổng Giám đốc), Đại diện sở hữu cho Bộ Xây dựng: 8.072.790 cổ phần, chiếm 15% vốn điều lệ.

Cụ thể, căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của Viwaseen, chúng ta thấy một số dấu hiệu mất cân đối tài chính rất rõ rệt.

Thứ nhất, dòng tiền đang bị thiếu ổn định: Dòng tiền là tín hiệu tốt cho biết sức khỏe của một công ty, dòng tiền giống như một dòng chạy, lên và xuống, căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất ta thấy khả năng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ đang bị âm là (-173,980 triệu đồng) trong khi đó ở thời điểm cùng kỳ năm ngoái chỉ tiêu này đang là 33,694 triêu đồng.

Vì thế, có thể khẳng định đây là một dấu hiệu không bình thường và xuất hiện sự bất ổn liên tục trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của Viwaseen...

Trong đó, ở đây là có sự bất ổn trong hoạt động kinh doanh vì mức lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đang là (-126.257 triệu đồng), điều này thể hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; trong việc thu tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Nếu tình trạng đó kéo dài, nó sẽ tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, dẫn tới vốn ứ đọng, vốn bị chiếm dụng gia tăng, nguồn tài trợ tăng, chi phí sử dụng vốn tăng…

Thứ hai, về hiệu quả hoạt động của Viwaseen cũng đang cho thấy là không có hiệu quả chủ yếu là do ảnh hưởng của việc đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết.

Theo đó, mặc dù tổng  lợi nhuận kế toán sau thuế của Công ty mẹ 6 tháng đầu năm là 5.445 triệu đồng nhưng trên báo cáo tài chính hợp nhất thì chỉ tiêu này chỉ còn 3.526 triệu đồng, điều này chứng tỏ hoạt động của các công ty con và công ty liên kết không có hiệu quả.

Mặt khác, tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ Viwaseen còn chưa thu thập được số liệu của công ty con là Công ty Viwaseen15 (do đang trong thời gian tạm dừng hoạt động) và Công ty Cổ phần Xây dựng cấp thoát nước số 1 - Viwaseen.1 (do từ năm 2018, đơn vị này bị cơ quan thuế cướng chế phát hành hoá đơn và hiện nay đơn vị này còn hoạt động chủ yếu là để thu hồi công nợ cũ, không phát sinh hoạt động kinh doanh mới).

Qua đó, lỗ luỹ kế của Viwaseen 1 đến thời  điểm 30/06/2019 là 17,95 tỷ đồng vượt quá số vốn chủ sở hữu, và vẫn tiếp tục bị hạn chế hoạt động do không có nguồn lực tài chính.

Chính vì sự đầu tư của Viwaseen không có hiệu quả dẫn đến việc trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn của đơn vị này đang chiếm tỷ lệ lớn với con số là gần 26 tỷ đồng và điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới những chi phí mà Viwaseen phải bỏ ra.

Tuy nhiên, trong các văn bản giải trình báo cáo tài chính của Viwaseen thì lý do xuyên suốt là Viwaseen có đặc thù là doanh nghiệp xây lắp, có các chủ đầu tư ở vị trí địa lý khá xa và đa dạng cùng với việc nhân sự thường xuyên thay đổi nên gây nhiều khó khăn cho Tổng công ty cho việc xác nhận, đối chiếu công nợ phục vụ cho kiểm toán Báo cáo tài chính và quản lý công nợ.

Do đó, mặc dù đã rất tích cực thực hiện công tác này nhưng tỷ lệ đối chiếu công nợ của Tổng công ty không đạt 100%. Đối với một số khoản công nợ phải thu kéo dài từ nhiều năm trước, Tổng công ty vẫn đang tích cực đối chiếu công nợ, kiểm tra, rà soát hồ sơ để phân loại tuổi nợ cũng như tình trạng các đối tượng nợ phục vụ cho việc quản lý, thu hồi và thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định…

3

Tỷ lệ % đại diện phần vốn của Bộ Xây dựng tại Viwaseen

Trải qua hơn 5 năm hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần (Giấy CN ĐKKD số 0100105976 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp với vốn điều lệ là 580.186.000.000 đồng - tháng 7/2014 đến nay), Tổng Công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam - CTCP (gọi tắt là Viwaseen) với 20 công ty con, công ty liên kết và đầu tư tài chính khác.

PV
Bạn đang đọc bài viết Viwaseen trước nguy cơ mất vốn: Trách nhiệm thuộc về ai? tại chuyên mục DOANH NHÂN của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan