Vốn FDI đạt 26,4 tỷ USD trong 11 tháng

28/11/2020, 18:03

TCDN - Bộ KH&ĐT cho biết, tính đến 20/11, tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đạt 26,43 tỷ USD, bằng 83,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Cụ thể, vốn đăng ký mới đạt 13,6 tỷ USD với 2.313 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận cấp phép đầu tư (giảm 14,8% so với cùng kỳ).

 Có 1.051 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 6,3 tỷ USD (tăng 7,8% so với cùng kỳ).

Thu hút FDI cả nước trong 11 tháng đạt 26,43 tỷ USD

Thu hút FDI cả nước trong 11 tháng đạt 26,43 tỷ USD

Cùng với đó, có 5.812 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 1,2% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp 6,5 tỷ USD (giảm 41,8% so với cùng kỳ). Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm so với cùng kỳ năm 2019 (từ 35,4% trong 11 tháng năm 2019 xuống 24,7% trong 11 tháng năm 2020).

Bộ KHĐT cũng cho biết, vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 17,2 tỷ USD, bằng 97,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Cũng theo báo cáo, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực hút vốn ngoại khi có tới 12,7 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực này, chiếm 48,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 4,9 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký gần 3,8 tỷ USD và 1,5 tỷ USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.

Theo Cục ĐTNN, hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án ĐTNN tiếp tục bị ảnh hưởng.

Như Quỳnh
Bạn đang đọc bài viết Vốn FDI đạt 26,4 tỷ USD trong 11 tháng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

'Cạnh tranh ưu đãi thuế và đất đai thu hút FDI là cuộc đua xuống đáy'
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Sáng lập viên và Cố vấn trưởng, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định: “Trong khi cạnh tranh về môi trường kinh doanh là cuộc đua để dẫn đầu, cạnh tranh về các ưu đãi thuế và đất đai thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một cuộc đua xuống đáy”.
Chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp FDI đã đến hồi cảnh báo
Phát biểu tại phiên thảo luận các vấn đề kinh tế xã hội ngày 3/11, đại biểu Hoàng Văn Hùng (đoàn Thái Nguyên) khẳng định, hoạt động chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) nói riêng đã đến hồi cảnh báo.