Vụ "bỏ quên" nghìn tỷ khi cổ phần hóa: Vicem nói gì?
TCDN - Liên quan đến thông tin báo chí phản ánh việc xác định Giá trị doanh nghiệp của Tổng công ty Công Xi măng Việt Nam (VICEM) khi cô phân hóa thiêu, “bỏ quên” hơn ngàn tỷ đồng, doanh nghiệp này đã chính thức lên tiếng.
Theo VICEM, thực hiện xác định Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0h ngày 01/10/2018. Đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp là Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
Trên cơ sở kết quả xác định GTDN của đơn vị tư vấn, ngày 15/01/2019 VICEM đã có văn bản sô 99/VICEM-TGV trình Bộ Xây dựng, Ban chỉ đạo CPH VICEM bộ Hồ sơ xác định GTDN tại thời điểm 0h ngày 01/10/2018.
Ngày18/03/2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản sô 509/BXD-KHTC gửi Kiểm toán Nhà nước về kiểm toán kết quả định giá giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - VICEM. Tại văn bản này, Bộ Xây dựng đã nêu: “Giá trị doanh nghiệp của VICEM chưa tính đến lợi thế giá trị quyên khai thác các mỏ do chưa có hướng dân dẫn”
Ngày 29/7/2019, Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản số 348/KTNN-TH về báo cáo kiểm toán kết quả tư vân định giá và xử lý các vân đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cô phần hóa VICEM. Trong đó, có lưu ý kết quả kiểm toán chưa bao gồm giá trị quyên khai thác khoáng sản, Kiểm toán Nhà nước tạm xác định là 1.193 nghìn tỷ đồng.
Theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/1 1/2017 của Chính Phủ và các văn bản quy định hiện hành, hiện không có hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá trị quyền khai thác mỏ khi cổ phần hóa. Để tối đa hóa lợi ích Nhà nước, tránh việc thất thoát vốn Nhà nước, Bộ Xây dựng - Cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước đã chủ động có ý kiên tại văn bản số 509/BXD-KHTC nói trên để Kiểm toán Nhà nước xem xét.
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Xây dựng, Kiểm toán Nhà nước đã tạm xác định giá trị quyền khai thác mỏ đá vôi, đá sét là 1.193 nghìn tỷ đồng. Vì vậy, việc cho rằng VICEM bỏ quên cả nghìn tỷ đồng là không chính xác.
Về phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, VICEM giải thích: Theo báo cáo của KTNN, đơn vị tư vân đã thực hiện theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá (TCTĐG) số 12 ban hành kèm theo Thông tư 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính. Kết quả của KTNN thì giá trị phần vốn nhà nước tại VICEM là 25.127 tỷ đồng, tăng khoảng 1.747 tỷ đông so với số báo cáo do đơn vị tư vẫn xác định.
Nguyên nhân chủ yếu do KTNN xác đỉnh lại tham số Bụ của các doanh nghiệp có cùng ngành nghê theo tỷ trọng Nợ/Vốn chủ (D/E) trung bình 5 năm trước thời điểm xác định GTDN (đơn vị tư vân xác định D/E tại thời điểm xác định GTDN), do đó tỷ suất chiết khấu thấp hơn dẫn đến giá trị phần vốn nhà nước tăng lên. Irong báo cáo của KTNN cũng đã nêu về vấn để chênh lệch này như sau: “Hiện Bộ Tài cính chưa có hướng dẫn cụ thể việc tính toán chỉ tiêu này căn cứ trên dữ liệu bình quân 5 năm gần nhất hay tại thời điểm xác định GTDN.”
Về nội dung các khoản góp vốn đầu tư vào các Công ty Xi măng Chinfon, Công ty INHH Siam City Cement Việt Nam, Công ty Xi măng Nghi Sơn, đơn vị tư vẫn đã thực hiện xác định các khoản đầu tư này theo phương pháp vốn chủ sở hữu đúng quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP.
Thông tin phản ánh trên báo chí là đơn vị tư vân chỉ căn cứ theo báo cáo tài chính — giá trị sổ sách của VICEM khi góp vốn đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp này là không chính xác. Về nội dung theo KTNN, giá trị các khoản đâu tư của VICEM vào các công ty này khoảng 3.660 tỷ đồng, tăng khoảng 1.239 tỷ đông là thuộc phần lưu ý của KTNN về ước tính giá trị các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, KTNN kiến nghị đối với các khoản đầu tư này tiếp cận theo phương pháp thu nhập, ước tính giá trị theo dòng tiền dự báo trong tương lai.
Hiện nay, theo tiêu chuẩn thẩm định giá (TCTĐG) số 12 ban hành kèm theo Thông tư 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính không có hướng dẫn chi tiết phương pháp áp dụng đối với các tài sản phi hoạt động này.
Khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, VICEM đã thực hiện tính giá trị đât đai của các lô đất vào giá trị doanh nghiệp của VICEM theo quy định hiện hành. Tuy nhiên tại thời điểm VICEM trình bộ Hồ sơ xác định GTDN:
Đôi với việc xác định giá đất tại Lô 10E6 Phạm Hùng: UBND Thành phố Hà Nội chưa thực hiện việc xác định giá đất của VICEM tại lô đất này nên Hồ sơ xác định GTDN tạm thời xác định giá đất tại Lô 10E6 Phạm Hùng theo giá trị số sách kế toán (Đơn giá 44.136.306 đồng/m2), cao hơn khung giá của UBND thành phố Hà Nội ban hành giai đoạn 2015-2019 tại khu vực này là 36.000.000 đ/m2.
Đối với 02 cơ sở nhà đất của Vicem Hoàng Thạch tại tỉnh Quảng Ninh: UBND Tỉnh Quảng Ninh chưa có Quyết định phê duyệt giá đất tại thời điểm 01/10/2018. Do vậy, Hồ sơ xác định GTDN tạm thời xác định giá đất của 02 lô đất này theo Quyết định số 5021/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Ngày 26/4/2019, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định số 1834/QĐ- UBND phê duyệt giá đất cụ thê của 02 lô đất này. Kiểm toán Nhà nước đã cập nhật và tính vào giá trị doanh nghiệp.
Hiện nay VICEM đang tích cực khẩn trương thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để báo cáo các cấp có thâm quyên về giá trị doanh nghiệp của VICEM. Bộ Xây dựng cũng đang chỉ đạo, xem xét để tính toán đầy đủ giá trị doanh nghiệp của VICEM, đảm bảo tôi đa hóa lợi ích Nhà nước, tránh thất thoát vôn Nhà nước.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899