5 ngân hàng Mỹ đứng trước rủi ro lớn về tiền gửi
TCDN - Theo Reuters, sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature chỉ cách nhau vài ngày khiến khách hàng Mỹ vô cùng hoang mang. Phần lớn lo ngại này đến từ các tài khoản tiền gửi không được bảo hiểm tại các ngân hàng vừa và nhỏ.
5 ngân hàng không có bảo hiểm tiền gửi
Dưới đây là 5 năm ngân hàng ở Mỹ có số tài khoản tiền gửi không được bảo hiểm có mức độ rủi ro lớn mà Reuters thống kê được:
1. Ngân hàng First Republic (FRC)
Theo các báo cáo tài chính của FRC và dữ liệu của Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC), tiền gửi không có bảo hiểm của FRC lên đến hơn 119,5 tỷ USD, chiếm 68% số tài khoản tiền gửi của ngân hàng này.
Tính đến tháng 12/2022, khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) của FRC là 471 triệu USD.
Trong phiên dịch giao vào cuối ngày 10/3, cổ phiếu của FRC đã giảm 33% giá trị.
Dù vậy ngân hàng FRC vẫn nhận được sự hỗ trợ của quỹ tài chính bổ sung được đảm bảo bởi công ty dịch vụ tài chính JPMorgan Chase. Ngoài ra FRC còn hơn 70 tỷ USD vốn chưa sử dụng.
2. Ngân hàng Comerica (CMA)
Theo các báo cáo tài chính của ngân hàng CMA và các tổ chức tài chính độc lập khác, tiền gửi không có bảo hiểm của CMA vào khoảng 45,5 tỷ USD, chiếm 62% số tài khoản tiền gửi của ngân hàng này.
Tính đến tháng 12/2022, khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) của CMA là 3,03 tỷ USD.
Trong phiên dịch giao vào cuối ngày 10/3, cổ phiếu của CMA đã giảm 16,1% giá trị.
3. Ngân hàng Western Alliance (WAL)
Theo các báo cáo tài chính của ngân hàng WAL và các tổ chức tài chính độc lập khác, tiền gửi không có bảo hiểm của WAL hơn 31,1 tỷ USD, chiếm 58% số tài khoản tiền gửi của ngân hàng này.
Tính đến tháng 12/2022, khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) của WAL là 674,9 triệu USD.
Trong phiên dịch giao vào cuối ngày 10/3, cổ phiếu của WAL đã giảm 16,1% giá trị.
Bất chấp những biến động của thị trường sau sự sụp đổ của SVB và Signature, WAL vẫn dự báo tăng trưởng huy động vốn trong năm 2023 sẽ từ 13% đến 17%.
4. Ngân hàng Zions (ZION)
Theo các báo cáo tài chính của ngân hàng ZION, tiền gửi không có bảo hiểm của ZION hơn 37,6 tỷ USD, chiếm 53% số tài khoản tiền gửi của ngân hàng này.
Tính đến tháng 12/2022, khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) của ZION là 1,63 tỷ USD
Trong phiên dịch giao vào cuối ngày 10/3, cổ phiếu của ZION đã giảm 20,3% giá trị.
5. Ngân hàng Synovus (SNV)
Theo các báo cáo tài chính của ngân hàng SNV, tiền gửi không có bảo hiểm của SNV hơn 25,1 tỷ USD, chiếm 51% số tài khoản tiền gửi của ngân hàng này.
Tính đến tháng 12/2022, khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) của SNV là 1,6 tỷ USD
Trong phiên dịch giao vào cuối ngày 10/3, cổ phiếu của ZION đã giảm 17% giá trị.
Theo FDIC, những tài khoản tiền gửi có số tiền gửi nhiều hơn 250.000 USD sẽ nhận được Giấy chứng nhận đối với số tiền không được bảo hiểm để làm bằng chứng cho yêu cầu bồi thường đối với ngân hàng đã đóng cửa. Họ được trả theo tỷ lệ khi tài sản của ngân hàng được thanh lý, khoản thanh toán như vậy được gọi là cổ tức.
Siết chặt quản lý từ việc ngân hàng Mỹ phá sản
Theo TS Cấn Văn Lực, việc đóng cửa SVB có thể sẽ khó gây ra hậu quả lan truyền trên thị trường tài chính khi đã được can thiệp sớm. Nhưng một số ngân hàng có quy mô nhỏ, có mô hình hoạt động tương tự đã và đang chịu ảnh hưởng với giá cổ phiếu giảm, khách hàng rút tiền, chất lượng tín dụng có vấn đề hơn... đang là vấn đề mà các cơ quan chức năng của Mỹ quan tâm xử lý.
TS Nguyễn Hữu Huân – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM nhận định, SVB có thể không liên quan trực tiếp đến ngân hàng Việt Nam nhưng những bài học về quản trị rủi ro trong ngân hàng là điều đáng lưu ý.
“Ở Việt Nam, các ngân hàng hiện nay cũng đang gặp tình trạng tương tự khi vẫn huy động vốn ngắn hạn để mua trái phiếu. Và những ngân hàng đứng đầu bảng về huy động lãi suất hiện nay đều là những ngân hàng đang kinh doanh trái phiếu nhiều”- TS. Nguyễn Hữu Huân nhận định.
Hết năm 2022, nhiều ngân hàng đã giảm nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại một số nhà băng, danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng.
Đánh giá của FiinRatings tại Báo cáo "Nhìn lại 2022 & Triển vọng thị trường vốn 2023", danh mục trái phiếu doanh nghiệp của một số ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro tín dụng khi thị trường đã xuất hiện một số trường hợp chậm trả lãi và gốc trái phiếu. Đây cũng là một trong những lý do, NHNN nhiều lần yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bất động sản,…
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay, cơ quan Thanh tra ngành ngân hàng vừa qua đã tập trung nguồn lực thanh tra các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, dễ phát sinh sai phạm. Với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, NHNN đã thanh tra đột xuất và có kết luận thanh tra tại 11 tổ chức tín dụng. Trên cơ sở kết quả thanh tra, cơ quan quản lý tiền tệ đã ban hành một số quyết định xử phạt vi phạm hành chính với các ngân hàng có hành vi vi phạm.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục thực thực hiện một số giải pháp để kiểm soát, hạn chế rủi ro với đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng. Trong đó, sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của tổ chức tín dụng khi đầu tư, nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.
“NHNN cũng đưa ra quy định tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chỉ được mua khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp, tăng quy mô vốn, góp vốn… Ngược lại, tổ chức tín dụng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của mình…”- Thống đốc cho biết.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899