Báo cáo tóm tắt công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022

28/09/2022, 15:50

TCDN - Năm 2022, các cơ quan điều tra trong Công an đã thụ lý điều tra 637 vụ án, 1.366 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 389 vụ, 847 bị can (tăng 107 vụ, 311 bị can so với cùng kỳ năm trước), đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 309 vụ, 721 bị can.

Năm 2022, các cơ quan điều tra trong Công an đã thụ lý điều tra 637 vụ án, 1.366 bị can phạm tội về tham nhũng.

Năm 2022, các cơ quan điều tra trong Công an đã thụ lý điều tra 637 vụ án, 1.366 bị can phạm tội về tham nhũng.

Mới đây, Chính phủ đã trình báo cáo tóm tắt công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 lên Thường vụ Quốc hội.

Theo báo cáo, về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 5.800 cuộc thanh tra hành chính và 115.122 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 51.657 tỷ đồng, 12.004ha đất; kiến nghị thu hồi 21.472 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 1.777 tập thể và 4.726 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 384 vụ, 196 đối tượng.

Toàn ngành cũng đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 5.127 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, đã xử lý, thu hồi 130.305 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 46%).

Bên cạnh đó, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 14.616 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 81,8%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 131 tỷ đồng, 117,5ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 145,3 tỷ đồng, 4,6 ha đất; kiến nghị xử lý 428 người; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 24 vụ, 46 đối tượng.

Về kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tài chính 56.725,3 tỷ đồng (trong đó: các khoản tăng thu: 2.670,4 tỷ đồng; các giảm chi NSNN: 14.225,6 tỷ đồng; kiến nghị xử lý khác: 39.816,6 tỷ đồng; giảm lỗ từ doanh nghiệp: 12,7 tỷ đồng). Chuyển 9 vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua kiểm toán sang cơ quan Cảnh sát điều tra.

Cũng theo báo cáo, các cơ quan điều tra trong Công an đã thụ lý điều tra 637 vụ án, 1.366 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 389 vụ, 847 bị can (tăng 107 vụ, 311 bị can so với cùng kỳ năm trước) và đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 309 vụ, 721 bị can­­.

Trong khi đó, Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp thụ lý giải quyết 416 vụ/1095 bị can (trong đó án mới 361 vụ/913 bị can), đã giải quyết 353 vụ/893 bị can (trong đó: truy tố 351 vụ/891 bị can, chiếm 99,4% tổng số án đã giải quyết; đình chỉ 02 vụ/02 bị can;), và hiện đang giải quyết 65 vụ/202 bị can.

Tòa án Nhân dân các cấp giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 498 vụ /1.235 bị cáo; đã giải quyết 382 vụ /949 bị cáo; xét xử 285 vụ/680 bị cáo về các tội tham nhũng, trong đó có 05 bị cáo tuyên phạt tù chung thân; 27 bị cáo bị tuyên phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm.

Quý độc giả quan tâm có thể toàn văn Báo cáo tóm tắt công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 tại đây

PV
Bạn đang đọc bài viết Báo cáo tóm tắt công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 tại chuyên mục Tài liệu tham khảo của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Truy tố gần 16.700 vụ án về tham nhũng, chức vụ, kinh tế
Trong 10 năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó tội phạm về tham nhũng đã khởi tố, điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can.
Bộ Tài chính chuyển cơ quan điều tra 71 vụ có dấu hiệu tham nhũng
Thời gian qua, các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện 71 vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực chuyển cơ quan điều tra để điều tra, xử lý; tiếp nhận, giải quyết 191 nguồn tin về tội phạm, đã khởi tố, kiến nghị khởi tố,...
Phó thống đốc: Sẽ ngăn chặn rửa tiền, gian lận trốn thuế, tham nhũng qua Bitcoin và tiền ảo
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Chính phủ sẽ có những văn bản quy định về Bitcoin, tiền ảo và các loại hình khác… để đảm bảo ngăn chặn, phòng, chống rửa tiền, khủng bố, gian lận trốn thuế hoặc thậm chí sử dụng tài sản này để biếu tặng có tính chất tham nhũng, hối lộ.