Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 chỉ tăng 0,12%

29/09/2020, 13:28

TCDN - Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 0,01% so với tháng 12 năm trước - đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Đáng chú ý, giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá điện sinh hoạt tăng do nhu cầu sử dụng điện trong thời tiết nắng nóng; giá gạo trong nước tăng do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao nhất kể từ năm 2011 là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng.

Bình quân 9 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 chỉ tăng 0,12% so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 chỉ tăng 0,12% so với tháng trước.

Trong mức tăng 0,12% của CPI tháng 9/2020 so với tháng trước, có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất. CPI quý III/2020 tăng 0,92% so với quý trước và tăng 3,18% so với cùng kỳ năm 2019. CPI bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 3,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê cho biết có 4 nguyên nhân làm tăng CPI trong tháng 9/2020. Cụ thể có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới theo đó chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 2,29% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,12%.

Giá điện sinh hoạt tính trong CPI tháng 9/2020 tăng 3,23%; giá nước sinh hoạt tăng 0,4% so với tháng trước.

Bên cạnh đó, giá gạo tăng 0,71% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tăng vì lo ngại dịch Covid-19 có thể kéo dài.

Theo bà Ngọc, bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI thì có một số nguyên nhân kiềm chế CPI tháng 9 như giá xăng dầu điều chỉnh giảm vào ngày 27/8/2020; 11/9/2020 và 26/9/2020, bình quân tháng 9 giá nhiên liệu giảm 0,05% so với tháng trước; giá vé tàu hỏa giảm 1,26% so với tháng trước; giá thịt lợn, giá gia cầm, thủy sản tươi sống giảm do nguồn cung nhiều và nhu cầu giảm.

Tổng cục Thống kê cho biết về lạm phát, 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với cùng kỳ năm 2019. Bình quân 9 tháng năm 2020 lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu tăng.

Lạm phát cơ bản so với cùng kỳ giảm dần từ mức 3,25% trong tháng 1/2020 về mức 1,97% trong tháng 9/2020.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 chỉ tăng 0,12% tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

CPI tháng 2 giảm 0,17% do tác động của Covid-19
Cùng với việc hàng hóa trở về mặt bằng giá trước Tết, dịch Covid-19 làm cho giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí giảm và giá xăng dầu được điều chỉnh giảm trong tháng 2.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2020 tăng 0,4%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2020 tăng là do các yếu tố: giá xăng dầu trong nước tăng theo giá xăng dầu thế giới, nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao trong thời gian nắng nóng vừa qua.