Chỉ số giá xây dựng tăng hơn 3,6% so với năm 2020

21/01/2022, 16:26

TCDN - Theo Bộ Xây dựng, chỉ số giá xây dựng năm 2021 đã tăng 3,65% so với năm 2020, tác động chính đến từ sự tăng giá của các vật liệu đầu vào như thép, nhựa đường, xi măng,...

Sáng 21/1/2022, Bộ Xây dựng đã tổ chức Họp báo về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.

Theo Bộ Xây dựng, năm 2021 là năm đầu xây dựng, tổ chức và triển khai các Nghị quyết của Quốc Hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025. Nhưng dịch bệnh Covid-19 phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó có xây dựng.

Giá vật liệu đầu vào tăng cao kéo theo chỉ số giá xây dựng năm 2021 tăng so với năm 2020.

Giá vật liệu đầu vào tăng cao kéo theo chỉ số giá xây dựng năm 2021 tăng so với năm 2020.

Nhóm doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng như: VICEM, HUD, LILAMA, VIGLACERA, COMA, HANCORP, SÔNG HỒNG đều bị ảnh hưởng đáng kể, kết quả sản xuất kinh doanh ước đạt 58.300 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch năm 2021 và 93% cùng kỳ năm 2020. Doanh thu ước đạt 55.950 tỷ đồng, bằng 94% kế hoạch năm 2021, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.793 tỷ đồng, bằng 10,3% so với kế hoạch năm 2021, bằng 99% cùng kỳ năm 2020. Công tác cổ phần hóa đã tiếp tục được đẩy mạnh tại 2 tổng công ty là VICEM và HUD.

Theo báo cáo, đến năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 40,5%; cả nước có 870 đô thị với 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại 1, 32 đô thị loại 2, 48 đô thị loại 3, 90 đô thị loại 4, 676 đô thị loại 5.

Chỉ số giá xây dựng năm 2021 đã tăng 3,65% so với năm 2020, tác động chính đến từ sự tăng giá của các vật liệu đầu vào như thép (tăng 30 – 40%), nhựa đường (tăng 9 – 10%), xi măng (tăng 3 – 5%).

Về công tác cổ phần hóa, Bộ Xây dựng tiếp tục đẩy mạnh việc cổ phần hóa tại VICEM và HUD, thực hiện thoái vốn hoặc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu theo kế hoạch.

Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm còn: 17,2% (giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2020); Tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý 15% (tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020).

Về thị trường bất động sản, theo Bộ Xây dựng, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản, hầu hết các dự án bất động sản trên cả nước đều phải dừng xây dựng, thi công vì giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu. Từ đầu tháng 10/2021 các hoạt động mới dần trở lại bình thường.

Về mục tiêu năm 2022, Bộ Xây dựng đặt kế hoạch diện tích nhà ở bình quân đạt 25,5 m2/người, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41,5 – 42%.

Năm 2022, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó trọng tâm là sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014. Bộ Xây dựng cũng sẽ nghiên cứu xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Quản lý không gian ngầm và một số luật khác.

Về việc phát triển nhà ở và thi trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục xây dựng cơ chế, giải pháp để khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản, khắc phục lệch pha cung – cầu về mặt sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá phù hợp.

Bước sang năm 2022, Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; đẩy mạnh công tác quản lý đầu tư xây dựng, giám sát chất lượng công trình, quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý phát triển đô thị; chú trọng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ làm đại diện chủ sở hữu.

PV
Bạn đang đọc bài viết Chỉ số giá xây dựng tăng hơn 3,6% so với năm 2020 tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Bộ Xây dựng: Sốt đất không chỉ do đấu giá
Theo đại diện Bộ Xây dựng, cơ hội tạo nên sốt đất xuất phát từ nhiều yếu tố chứ không phải mỗi đấu giá đất. Đồng thời Bộ Xây dựng đang tổng hợp từ địa phương để báo cáo Thủ tướng về vấn đề này.
Bộ Xây dựng yêu cầu ngăn chặn lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện việc rà soát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi gây bất ổn cho thị trường, hay việc đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi.
Giá vật liệu leo thang, Bộ Xây dựng đề nghị rà soát
Bộ Xây dựng vừa đề nghị các địa phương, cơ quan liên quan theo dõi, kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng phù hợp thực tiễn; kiến nghị các ngành liên quan đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn cung thép trên thị trường.