Cơ sở kinh tế ảnh hưởng của cách mạng công nghệ 4.0 đến phân phối tài nguyên đất nông nghiệp và phúc lợi XH

18/12/2019, 09:13

TCDN - Trong cuộc cách mạng thứ tư này, chúng ta đang hưởng lợi, với một loạt các công nghệ mới kết nối vạn vật, kỹ thuật số và sinh học. Những công nghệ mới này sẽ tác động đến tất cả các ngành, nền kinh tế và công nghiệp, kết nối hàng tỷ người với website, cải thiện đáng kể hiệu quả của doanh nghiệp.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ làm thay đổi lớn trong sản xuất, tiêu dùng, mọi mặt đời sống con người và các tổ chức khác trong xã hội. Dựa trên các mô hình lý thuyết về kinh tế và toán học, bài viết đã chứng minh và chỉ rõ ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ 4.0 tới sản xuất của doanh nghiệp (trang trại), ngành nông nghiệp, ảnh hưởng tới phân phối nguồn lực đất đai, và ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội của mọi người trong xã hội. Kết quả cho thấy, giá trị sản phẩm biên trên một đơn vị đầu vào sẽ tăng. Những sản phẩm của ngành ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ thu hút nhiều đất đai vào sản xuất, tốc độ tăng giá đất chậm hơn giá trị sản phẩm biên của trang trại, và kết quả là phúc lợi xã hội sẽ tăng.

2-1

Đặt vấn đề

Tăng sản phẩm của khu vực sản xuất không chỉ tăng nguồn lực đầu tư đầu vào mà trong thực tế có 3 cách tăng đường năng lực sản xuất của một doanh nghiệp (ví dụ: một trang trại trong nông nghiệp), một ngành, một nền kinh tế đó là: thứ nhất, vay đầu tư thêm nguồn lực cho sản xuất; thứ hai, cải tiến khoa học công nghệ, áp dụng khoa học công nghệ mới; thứ ba, tăng cường hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất, giữa tổ chức kinh doanh, giữa các ngành; Trong 3 phương cách tăng năng lực sản xuất như trên cho một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia thì chỉ có cách thứ 2 đó là cải tiến khoa học công nghệ sẽ hiệu quả và có tính bền vững.

Trong tương lai, đổi mới công nghệ sẽ dẫn đến một bước nhảy nhảy vọt phía cung sản phẩm, đảm bảo lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Chi phí vận chuyển và truyền thông sẽ giảm, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại sẽ giảm đi, tất cả sẽ mở ra thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Klaus Schwab 2016). Trong cuộc cách mạng thứ tư này, chúng ta đang hưởng lợi, với một loạt các công nghệ mới kết nối vạn vật, kỹ thuật số và sinh học. Những công nghệ mới này sẽ tác động đến tất cả các ngành, nền kinh tế và công nghiệp, kết nối hàng tỷ người với website, cải thiện đáng kể hiệu quả của doanh nghiệp (Marr, Bernard, 2016).

Bài viết chứng minh, phân tích dưới góc độ mô hình kinh tế nhằm chỉ rõ cơ sở dưới góc độ kinh tế ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ 4.0 đến sản lượng một trang trại, một ngành, một quốc gia, tác động của ứng dụng công nghệ 4.0 tới tái phân phối nguồn lực đất đai trong nông nghiệp, và ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ 4.0 đến phúc lợi xã hội.

1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô hình hóa, toán học, phương pháp phân tích, so sánh thể chế cũng được sử dụng trong bài viết này, các phương pháp này có khả năng cho thấy các hình thức tổ chức kinh tế, xã hội khác nhau đã được thiết lập, và thay đổi như thế nào trong các nền kinh tế khác nhau. Phương pháp này tập trung vào các thể chế xã hội vĩ mô, đặc biệt là những cơ chế chi phối tiếp cận các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là hai đầu vào quan trọng lao động và vốn (Whitley, 1999).

Phân tích hệ thống về các thể chế, sự tương tác giữa các thể chế và ứng xử hoạt động của các tổ chức kinh doanh đã được thực hiện theo các quan hệ, ứng xử kinh tế. (Maurice et al., 1986; Hollingsworth và Boyer, 1997; Herrigel, 1996; Lane, 1992).

2. Kết quả thảo luận

2.1 Sự thay thế giữa hai đầu vào đảm bảo hiệu quả trong sử dụng nguồn lực

Trong mọi quá trình sản xuất, đất đai, lao động và vốn là ba đầu vào chính. Trong sản xuất nông nghiệp, hai yếu tố đầu vào quan trọng đó là lao động và đất đai. Hai đầu vào trong ngắn hạn có thể được xem như là một giới hạn về nguồn lực trong quá trình sản xuất của một trang trại, của một địa phương, của một ngành, cũng như của một quốc gia. Sử dụng hiệu quả hai nguồn lực cơ bản này trong sản xuất đòi hỏi thỏa mãn các điều kiện về kinh tế nhất định. Để làm rõ được vấn đề này chúng ta giả sử trong nền kinh tế sản xuất hai (2) loại hàng hoá X (hoa) và Y (lúa); nếu chúng ta cố định lượng hàng hoá X (hoa) ở lượng sản xuất X0 và tìm cách tối đa sản sản lượng hàng hoá Y, trong các điều kiện ràng buộc về hai nguồn lực cơ bản là lao động và đất đai, ta có:

bai2_ct1

Trong đó: Ly, Lx là lao động (bao gồm chất lượng và số lượng lao động của một trang trại hoặc của nền kinh tế) để sản xuất hàng hoá X và hàng hoá Y; và Ldy, Ldx là đất đai, để sản xuất hàng hoá X và Y. Lràng buộc (Lrb) và Ldràng buộc (Ldrb) là ràng buộc về nguồn lao động và ràng buộc về diện tích đất của một trang trại hoặc của một nền kinh tế. G(Lx, Ldx) và F(Ly, Ldy) là hai hàm sản xuất hàng hoá X và hàng hoá Y sử dụng hai đầu vào lao động và đất.

bai2_ct2

Trong đó: MP là sản phẩm biên; MRTSLdL là tỉ lệ thay thế biên kỹ thuật giữa đất đai và lao động; λL & λ Ld là chi phí của một đơn vị đầu vào lao động và đất đai, nếu tính bằng 1 đơn vị lao động hoặc đất thì đây chính là tiền lương và giá một đơn vị đất đưa vào sản xuất.

Như vậy, phương trình (7) cho kết luận đó là : để đạt được hiệu quả trong quá trình sản xuất đòi hỏi tỉ lệ thay thế biên kỹ thuật (marginal rate technologycal substitution) giữa đất đai cho lao động để sản xuất hàng hoá X bằng với tỉ lệ thay thế biên giữa đất đai cho lao động để sản xuất hàng hoá Y đồng thời bằng với tỉ lệ giữa giá một đơn vị đất và giá một đơn vị lao động.

2.2 Sự phân phối và dịch chuyển nguồn lực đất đai khi ứng dụng công nghệ 4.0

2.2.1. Sự phân phối nguồn lực đất đai trước khi ứng dụng cách mạng 4.0

Trong một quốc gia, tổng cung về diện tích đất là hoàn toàn không co giãn (đường cung thẳng đứng), trong ngắn hạn lượng cung đất cho các ngành là cố định, nhưng trong dài hạn thì lượng cung đất cho các ngành có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ lợi nhuận mà diện tích đất đó mang lại. Sự chuyển dịch này không chỉ diễn ra giữa các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ du lịch…) trong một nền kinh tế, mà nó còn diễn ra ở chính nội bộ một trang trại, nội bộ của ngành nông nghiệp tuỳ thuộc vào mức độ sinh lời của các loại sản phẩm đang được sản xuất trong một trong trại, trong nội bộ ngành nông nghiệp. Chúng ta biết rằng lượng cung đất trong ngành nông nghiệp cố định là (Ld), trong đó: đất dành cho sản xuất lúa gạo (Ld-rice) và đất canh tác dành cho sản xuất hoa (Ld- flower). Trong trường hợp để đơn giản, chúng ta giả sử trang trại hoặc ngành sản xuất chỉ 2 sản phẩm.

bai2_hinh1

Trong đó:

- VMPflower là giá trị sản phẩm biên của diện tích đất trồng hoa (VPM = giá hoa * sản phẩm biên của đầu tư thêm một đơn vị đất trồng hoa);

- VMPrice là giá trị sản phẩm biên của diện tích đất trồng lúa (VPM = giá lúa * sản phẩm biên của đầu tư thêm một đơn vị đất trồng lúa);

- Ld là tổng diện tích đất trang trại, hoặc ngành dùng sản xuất, canh tác;

- Ld - flower là tổng lượng đất đầu tư trồng hoa của trang trại, hoặc của ngành có ứng dụng công nghệ 4.0;

- Ld- rice là tổng lượng đất đầu tư trồng lúa của trang trại hoặc của ngành không ứng dụng công nghệ 4.0;

- P* là giá một đơn vị đất đầu tư cho trồng hoa hoặc trồng lúa trước khi ứng dụng công nghệ 4.0;

Trước khi trang trại, hoặc ngành nông nghiệp ứng dụng, phát triển công nghệ 4.0; trang trại, hoặc ngành nông nghiệp sẽ đầu tư lượng diện tích đất vào trồng hoa là Ld - flower và lượng diện tích đất vào trồng lúa là Ld- rice ở đó: giá trị sản phẩm biên của đất trồng hoa VMPflower bằng (=) giá trị sản phẩm biên của đất trồng lúa VMPrice và bằng (=) giá thuê một đơn vị đất để đầu tư. Như vậy, giá một đơn vị đất, giá hoa, giá lúa, năng suất cận biên hoa và năng suất cận biên của lúa sẽ là 5 yếu tố để cho chủ trang trại làm căn cứ, người ra quyết định đầu tư bao nhiêu diện tích đất sẽ cho trồng hoa và bao nhiêu đất sẽ đầu tư cho trồng lúa hoặc chuyển đổi sang kinh doanh cây trồng, sản phẩm khác. Giao điểm giữa hai đường giá trị sản phẩm biên (trong trường hợp trang trại kinh doanh 2 sản phẩm), hoặc giao điểm giữa nhiều đường giá trị sản phẩm biên (trong trường hợp trang trại kinh doanh nhiều sản phẩm), và giá một đơn vị đất sẽ là căn cứ quyết định đầu tư đất, hoặc chuyển đổi đất giữa các sản phẩm trong nội bộ trang trại, nội bộ ngành nông nghiệp.

2.2.2. Sự chuyển đổi đất trong nội bộ trang trại, hoặc ngành nông nghiệp khi áp dụng hoặc phát triển công nghệ 4.0

Công nghệ 4.0 khi được ứng dụng và phát triển trong một trang trại, hoặc trong ngành nông nghiệp sẽ tạo ra một bước chuyển lớn, tăng năng suất cây trồng, năng suất vật nuôi. Trong trường hợp này để đơn giản, chúng ta giả sử sản xuất hoa của trang trại hoặc ngành nông nghiệp được áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa chưa áp dụng vào sản xuất. Như vậy, sản phẩm biên (MPLd) của một đơn vị đất đai ngành trồng hoa, sẽ kéo theo giá trị sản phẩm biên của sản phẩm hoa (VMPflower sau 4.0) dịch chuyển lên phía trên (xem hình 2). Sự dịch chuyển của đường giá trị sản phẩm biên của đất trồng hoa chính là sự dịch chuyển của “đường cầu” về đất trồng hoa. Sự dịch chuyển này tạo ra điểm cân bằng mới về phân bổ đất trong trang trại hoặc điểm cân bằng mới của thị trường sử dụng đất E4.0, thay cho điểm E. Điểm cân bằng mới được xác lập sẽ dẫn tới sự thay đổi về ra quyết định phân phối đất vào sản xuất cho các sản phẩm của trang trại hoặc ngành nông nghiệp. Các trang trại trồng hoa lúc này có nhu cầu cao hơn trước về đất trồng hoa và sẵn sàng trả giá đất (Pđất sau khi ứng dụng 4.0) cao hơn giá đất trước khi ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất hoa (Pđất trước khi ứng dụng 4.0). Điểm cân bằng mới được xác lập E4.0 thay cho điểm E sẽ chuyển diện tích đất (L*d - sau 4.0 - (trừ) L*d-trước 4.0) từ sản xuất lúa sang sản xuất hoa. Do ảnh hưởng này mà những người sản xuất lúa có giá trị sản phẩm biên EE4.0 sẽ không thể tồn tại nếu tiếp tục trồng lúa mà phải chuyển sang trồng hoa hoặc sản xuất các sản phẩm khác có giá trị sản phẩm biên lớn hơn giá sử dụng đất sau khi ứng dụng công nghệ 4.0 (VPM > Pđất sau khi ứng dụng 4.0). Kết quả này có hàm ý, mặc dù chỉ sản xuất hoa ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất dẫn tới những người sản xuất lúa hoặc những ngành khác phải tìm việc làm mới, hoặc phải tự nâng cao trình độ để chuyển sang sản xuất hoa, ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất.

Hình 2: Chuyển đổi đất trong nội bộ trong trại hoặc ngành nông nghiệp khi áp dụng công nghệ 4,0

Hình 2: Chuyển đổi đất trong nội bộ trong trại hoặc ngành nông nghiệp khi áp dụng công nghệ 4,0

Trong đó:

- MPLd - flower là sản phẩm biên của sản xuất hoa sau khi ứng dụng, phát triển CN 4.0;

- ∆Pflower là sự thay đổi giá hoa trên thị trường sau khi ứng dụng, phát triển CN 4.0;

- ∆Pđất là sự thay đổi về giá đất sau khi ứng dụng, phát triển CN 4.0;

- VMPflower trước 4.0 là giá trị sản phẩm biên của hoa trước khi ứng dụng, phát triển CN 4.0;

- VMPflower sau 4.0 là giá trị sản phẩm biên của hoa sau khi ứng dụng, phát triển CN 4.0;

- L*d-trước 4.0 là điểm cân bằng phân bổ đất trước khi ứng dụng, phát triển CN 4.0;

- L*d-sau 4.0 là điểm cân bằng phân bổ đất sau khi ứng dụng, phát triển CN 4.0;

- Ld là tổng diện tích đất canh tác của doanh nghiệp hoặc của ngành nông nghiệp.

Để xem xét giá đất tăng từ trước khi ứng dụng CN 4.0 (Pđất trước khi ứng dụng 4.0) lên giá đất sau khi ứng dụng CN 4.0 (Pđất sau khi ứng dụng 4.0) sẽ ảnh hưởng đến giá đầu ra, lợi nhuận của trang trại như thế nào chúng ta có thể minh chứng như sau: Căn cứ kết quả của hình 2 chúng ta thấy sự tăng lên của giá trị sản phẩm biên của sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0 (∆Pflower*MPLd - flower) lớn hơn sự thay đổi giá đầu vào là đất ∆Pđất theo phương trình sau: ∆Pđất < ∆Pflower *MPLd - flower (8).

Nếu ta chia cả 2 vế của bất phương trình trên (8) cho giá đất trước khi ứng dụng CN 4.0 (Pđất trước khi ứng dụng 4.0), sau đó thay giá đất trước khi ứng dụng công nghệ 4.0 bằng giá trị sản phẩm biên của hoa trước khi ứng dụng công nghệ 4.0 ta có:

Empty

Kết quả cuối cùng của phương trình 2 cho chúng ta thấy rằng, tốc độ tăng giá đất (∆giá đất/ Pđất trước 4.0) nhỏ hơn tốc độ tăng giá hoa (∆Pflower/Pflower). Kết quả này cho chúng ta kết luận rằng: khi áp dụng công nghệ 4.0 tốc độ tăng giá đầu vào (đất) nhỏ hơn tốc độ tăng giá đầu ra (hoa). Hàm ý của vấn đề này là khi áp dụng khoa học công nghệ 4.0 không chỉ năng suất cận biên (MPđất) của đất đai tăng lên mà tốc độ tăng giá đầu ra lớn hơn tốc độ tăng giá đầu vào nên người sản xuất sẽ có lãi nhiều hơn.

Trong mô hình nghiên cứu này chúng ta giả sử chỉ một sản phẩm (hoa) trong trang trại, hoặc trong một ngành ứng dụng công nghệ 4.0, như vậy chỉ sản phẩm biên MPflower của đất sẽ tăng. Nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy là nếu cả hai sản phẩm hoa và lúa, hoặc 2 ngành cùng ứng dụng tiến bộ công nghệ 4.0 thì cả hai đường VMPflower và của VMPrice sẽ dịch chuyển lên phía trên làm tăng nhu cầu về đầu vào, nhưng do cung đất ít hoặc hoàn toàn không co giãn, dẫn tới giá đất sẽ tăng. Sự phân bổ đất trong trường hợp này sẽ tuỳ thuộc vào sản phẩm nào, ngành nào ứng dụng công nghệ 4.0 nhiều hơn và hiệu quả hơn sẽ thu hút được nhiều đất cho sản xuất hơn.

2.3 Sự thay đổi phúc lợi xã hội khi ứng dụng công nghệ 4.0

2.3.1. Trường hợp chỉ một sản phẩm của trang trại, hoặc một ngành ứng dụng công nghệ 4.0

Trong trường hợp chỉ một sản phẩm (ví dụ: hoa) của trang trại hoặc một ngành ứng dụng công nghệ 4.0, các sản phẩm khác chưa hoặc ứng dụng công nghệ 4.0. Trong trường hợp này, đường khả năng sản xuât PPF chỉ chuyển lên từ phía sản xuất sản phẩm được ứng dụng công nghệ 4.0, sản phẩm khác (ví dụ: lúa) sẽ không thay đổi (xem hình 3).

bai2_hinh3

Đường khả năng sản xuất (PPFtrước 4.0) của trang trại, hoặc ngành trước khi ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất hoa; sản lượng lúa được sản xuất là R0 và sản lượng hoa là F0, với mức sản lượng này sự cân bằng sẽ tại điểm A và mức phúc lợi xã hội đạt được là U1. Khi sản xuất hoa của trang trại, hoặc của ngành áp dụng công nghệ 4.0, đường năng lực sản xuất hoa sẽ dịch chuyển lên (PPFsau 4.0). Sản lượng hoa sẽ tăng từ F0 lên F4.0, sản lượng lúa sẽ giảm từ R0 về R1, sự cân bằng sẽ tại điểm B và mức phúc lợi xã hội đạt được là U2. Mức tăng phúc lợi xã hội từ U1 lên U2 do ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất hoa.

2.3.2. Trường hợp cả hai hoặc sản phẩm của trang trại, hoặc nhiều ngành cùng ứng dụng công nghệ 4.0

Trong trường hợp cả hai hoặc nhiều sản phẩm của một trang trại, hoặc của ngành cùng ứng dụng công nghệ 4.0; như vậy, sản phẩm biên của cả các sản phẩm này đều tăng, mặc dù nguồn lực đất đai và các nguồn lực khác trong trang trại, trong ngành không thay đổi. Mặc dù nguồn lực không tăng nhưng do ứng dụng khoa học cộng nghệ 4.0 sẽ làm cho đường khả năng sản xuất (PPF) của doanh nghiệp sẽ chuyển lên ở cả hai sản phẩm nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ mới vào cả 2 sản phẩm (hình 4). Trong trường hợp này khác so với trường hợp chỉ một sản phẩm (hoa), hoặc một ngành ứng dụng công nghệ 4.0, đường PPF chỉ dịch chuyển lên phía trên ở sản phẩm (hoa) có ứng dụng công nghệ 4.0, còn những ngành khác sẽ không dịch chuyển (hình 3).

Khác với trường hợp chỉ một sản phẩm hoặc một ngành ứng dụng công nghệ 4.0, có thể làm cho sản phẩm ngành khác giảm (ví dụ: sản lượng lúa giảm từ R0 về R1) trong trường hợp (hình 3), khi chỉ sản lượng của ngành ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ tăng. Nguồn lực đất trong trang trại, hoặc ngành sẽ chảy vào khu vực ứng dụng công nghệ 4.0. Trong trường hợp cả 2 hoặc nhiều sản phẩm, nhiều ngành cùng ứng dụng công nghệ 4.0 sản lượng của cả 2 hoặc nhiều ngành cùng tăng, sản lượng hoa tăng từ F0 lên F4.0; sản lượng lúa (không giảm như trường hợp 1) mà cũng tăng từ R0 lên R4.0. Trong trường hợp này, chúng ta chưa thể khẳng định được nguồn lực đất đai trong trang trại sẽ bị thu hút về sản xuất sản phẩm nào, ngành nào nhiều hơn. Chúng ta chỉ có thể khẳng định ngành được, sản phẩm hoặc ngành nào ứng dụng 4.0 tốt hơn, hiệu quả hơn có giá trị sản phẩm biên (VMP) cao hơn sẽ thu hút nguồn lực đất đai nhiều hơn.

Xét về hệ số góc của đường PPF để xem mức độ ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ 4.0 ảnh hưởng tới giá liên quan (tỉ giá của 2 loại sản phẩm), trong trường hợp cả hai hoặc nhiều sản phẩm hoặc nhiều ngành cùng ứng dụng công nghệ 4.0 chắc chắn sẽ thay đổi, nhưng chúng song song với nhau (như hình 4) chỉ trong trường cả hai sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm của nhiều ngành ảnh hưởng đến giá liên quan (tỉ cố giá) của các sản phẩm là như nhau (trường hợp hình 4).

bai2_hinh4

Kết luận

Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tác động đến quá trình sản xuất, chuyển đổi nguồn lực đất đai nói riêng và đầu vào nói chung trong nội bộ trang trại, trong nội bộ ngành, và trong một nền kinh tế.

Để thay thế giữa 2 đầu vào hiệu quả sản xuất của một trang trại, một ngành, một quốc gia tỉ lệ thay thế biên kỹ thuật (MRTS-marginal rate technologycal substitution) giữa đất đai cho lao động để sản xuất hàng hoá X bằng với tỉ lệ thay thế biên giữa đất đai cho lao động để sản xuất hàng hoá Y đồng thời bằng với tỉ lệ giữa giá một đơn vị đất và giá một đơn vị lao động.

Sản phẩm, ngành ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ tạo ra giá trị sản phẩm biên (VPMinput) của đầu vào tăng, sự gia tăng giá trị sản phẩm cận biên tạo ra sự phân phối lại nguồn lực trong khu vực sản xuất. Đất đai sẽ được thu hút về các sản phẩm, ngành ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ nhiều hơn do giá trị sản phẩm biên (VMPđất đai) sẽ lớn hơn làm cho nhu cầu đầu vào nhiều hơn. Do nguồn lực đất đai sẽ được thu hút vào các sản phẩm, ngành ứng dụng công nghệ 4.0 dẫn tới diện tích đất dành cho các sản phẩm khác, ngành khác sẽ giảm. Sản lượng sản phẩm của các ngành không ứng dụng hoặc đi sau trong đầu tư công nghệ 4.0 sẽ giảm và tỉ lệ thất nghiệp ngành này, khu vực này sẽ tăng.

Sự thay đổi làm tăng giá đất so với giá đất cũ, nhưng tốc độ tăng giá trị sản phẩm biên và cụ thể là sự thay đổi tăng giá đầu ra (hoa) cao hơn so với tăng giá đất. Do giá trị sản phẩm biên tăng lên chủ yếu do sản phẩm biên của ngành ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 tăng nên hiệu quả nguồn lực sử dụng sẽ cao hơn và thu hút đất đai nhiều hơn.

Trong trường hợp cả hai hoặc nhiều sản phẩm của trang trại, hoặc của ngành cùng ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ làm đường PPF dịch chuyển lên phía trên cả hai hoặc nhiều sản phẩm, mặc dù nguồn lực đất đai và đầu vào không thay đổi. Sản lượng cả hai ngành cùng tăng. Mức tăng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ và hiệu quả áp dụng công nghệ 4.0.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong trường hợp chỉ cho 1 sản phẩm hoặc một ngành (hình 3), hoặc cho nhiều sản phẩm hoặc nhiều ngành (hình 4) đều làm tăng phúc lợi xã hội lên một mức cao hơn. Mặc dù nguồn lực của trang trại, của ngành không thay đổi, điều này thể hiện ưu thế của ứng dụng khoa học công nghệ nói chung và ứng dụng công nghệ 4.0 nói riêng cho sản xuất của các trang trại, ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp, nền kinh tế của một quốc gia.

Tài liệu tham khảo

1. Barry J. Seldon & Steven H. Bullard (1992). Input substitution, economies of scale and productivity growth in the US upholstered furniture industry. Applied Economics. Volume 24, 1992 - Issue 9.

2. Barry J. Seldon & Steven H. Bullard. 1992. Input substitution, economies of scale and productivity growth in the US upholstered furniture industry. Applied Economics Volume 24, 1992 - Issue 9

3. Darold Barnum, Jason Coupet, John Gleason, Abagail McWilliams, and Annaleena Parhankangas (2016). Impact of input substitution and output transformation on data envelopment analysis decisions. Applied Economics. https://www.researchgate.net/publication/307566263/download (truy cập 20-9-2018).

4. Diane P. Dupont (1991). Testing for Input Substitution in a Regulated Fishery. American Journal of Agricultural Economics, Volume 73, Issue 1, Pages 155-164.

5. G. Boyle. 1981. Input Substitution and Technical Change in Irish Agriculture - 1953-1977. The Economic and Social Review, Vol. 12, No. 3, pp. 149 -161.

GS.TS. Nguyễn Văn Song

Học viện Nông nghiệp Việt Nam 

Tạp chí in số tháng 12/2019

Bình luận

Tin liên quan

Phát triển ngân hàng số - kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong khi Online Banking/E-banking là hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử được tạo ra để bổ sung cho các dịch vụ trên nền tảng ngân hàng truyền thống thì Digital Banking là một loại hình ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hệ thống của một ngân hàng, từ cơ cấu tổ chức đến quy trình làm việc...