Covid-19: Cú huých để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số

15/04/2021, 14:02

TCDN - Phát biểu tại “Diễn đàn Kinh tế số và Thương mại điện tử" diễn ra sáng nay 15/4, TS. Lương Minh Huân - Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh: Covid-19 là cú huých trăm năm để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa trong chuyển đổi số.

Sau giai đoạn khởi động chuyển đổi số quốc gia thì năm 2021 và cả giai đoạn 2021-2025 được giới chuyên gia nhận định là thời điểm để tăng tốc với những hành động, giải pháp triển khai cụ thể đối với từng bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương.

Chuyển đổi số, kinh tế số hiện nay đang là xu thế của toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Với sự xuất hiện của của CMCN 4.0 và cú huých tái bùng phát của đại dịch, thế giới đang ở điểm đột phá của quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số.

Theo dự báo của các chuyên gia, chuyển đổi số và thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2021 và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế; đồng thời đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng những chiến lược kinh doanh mới.

Chuyển đổi số và thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2021 và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế.

Chuyển đổi số và thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2021 và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế.

Tại “Diễn đàn Kinh tế số và Thương mại điện tử" được tổ chức sáng nay, TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh cho biết: "Xu hướng kinh tế số đang gia tăng chóng mặt, nhất là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Kinh tế số đáp ứng ược xu hướng phát triển bền vững gắn với trách nhiệm xã hội, tạo nên những trải nghiệm hấp dẫn qua cách thức giao diện mới."

Theo TS. Võ Trí Thành, kinh tế số và thương mại điện tử đang định hình lại phương thức sản xuất kinh doanh khi nó tạo ra nhiều lĩnh vực mới, làm mờ ranh giời giữa các ngành truyền thống, thông minh hóa quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị. Đồng thời, kinh tế số và thương mại điện tử cũng tạo đột phá trong nâng cao khả năng và chất lượng quả trị. Tuy nhiên, khi chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến văn hóa và chiến lược kinh oanh số, gắn kết và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, tối ưu quy trình, công nghệ hóa cũng như lưu ý khâu phân tích bảo quản dữ liệu.

Đồng quan điểm, GS.TSKH Hồ Tú Bảo - Nguyên Viện trưởng Viện John von Neumann ĐHQG-HCM, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Dữ liệu, Viện nghiên cứu cao cấp về toán cũng cho rằng: Chuyển đổi số, nói đơn giản là chuyển đổi hoạt động của chính quyền, của nền kinh tế và của xã hội lên môi trường số. Chuyển đổi số là tự thay đổi để thích nghi với môi trường khai thác cơ hội số để thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc.

Theo GS.TSKH Hồ Tú Bảo, 6 bước cụ thể chuyển đổi số gồm:

1. Nhận thức và tư duy mới

2. Chiến lược và lộ trình

3. Năng lực số (bao gồm nhân lực, hạ tầng, văn hóa)

4. Xác định công nghệ chính

5. Mô hình kinh doanh hoạt động

6. Chuyển đổi quy trình theo các bước từ nhỏ đến lớn.

Chia sẻ về thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19, TS. Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp, VCCI nhấn mạnh: Covid-19 là cú huých trăm năm để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa trong chuyển đổi số. Mặc dù là lĩnh vực công nghệ nhưng chuyển đổi số thành công hay thất bại lại không chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ mà phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm chính trị, thể chế kinh tế quốc gia.

Theo số liệu thống kê TS. Lương Minh Huân dẫn chứng, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức được việc ứng dụng công nghệ số là 50.9%, tuy nhiên tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số kể từ khi có Covid-19 tăng mạnh, trong đó các doanh nghiệp lớn là 65.7%, oanh nghiệp nhỏ và vừa là 42.4%.

Bên cạnh đó, chỉ có khoảng 2% số doanh nghiệp không kì vọng và chuyển đổi số và các doanh nghiệp lớn thì kỳ vọng nhiều hơn vào công nghệ số. Việc giảm chi phí, giảm giấy tờ là những kỳ vọng lớn nhất của doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số. 

Theo TS. Lương Minh Huân, trách nhiệm của doanh nghiệp là phải đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số, hướng tới các mục tiêu sáng  tạo, bền vững, bao trùm. Đổi mới tổ chức trên nền tảng văn hóa sáng tạo sẽ là bước đi mở đường cho kinh tế số sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, sáng tạo lại các chuỗi cung ứng và quy trình, ra quyết định loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà, hình thức.

Bích Thảo
Bạn đang đọc bài viết Covid-19: Cú huých để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số
Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.
Phát triển kinh tế số: Thách thức vẫn là thử thách
Phát triển chưa đồng đều giữa các lĩnh vực kinh tế, giữa các vùng miền; sự kết nối của các thành phần kinh tế chưa cao; thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao… là thách thức lớn trong phát triển kinh tế số tại Việt Nam hiện nay.