Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

25/07/2025, 20:06
báo nói -

TCDN - Hội thảo Khoa học Quốc gia năm 2025 với chủ đề “Khai thác giá trị văn hóa để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù”, do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phối hợp cùng các đơn vị đồng hành tổ chức.

Hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu, đại diện cơ quan nhà nước, viện – trường, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng sinh viên, góp phần tạo nên diễn đàn kết nối học thuật và thực tiễn về phát triển du lịch đặc thù tại Việt Nam.

PSG.TS.Lê Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội thảo.

PSG.TS.Lê Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu, PSG.TS.Lê Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. HCM; PGS.TS. Phạm Trung Lương - Phó Chủ tịch Liên Chi hội Đào tạo Du lịch Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Đức Thắng – Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Đông Á. Cùng với các chuyên gia, giảng viên và nghiên cứu sinh từ 25 trường đại học khắp ba miền; cùng đại diện 10 doanh nghiệp khách sạn, lữ hành. Quy mô tham luận với hơn 160 bài toàn văn đã minh chứng cho tầm vóc khoa học và thực tiễn của chủ đề, khẳng định năng lực tổ chức và kết nối mạng lưới chuyên gia của Nhà trường.

Hội thảo tập trung vào ba khía cạnh chính: (i) khung lý luận và kinh nghiệm quốc tế về du lịch đặc thù, (ii) thực trạng khai thác giá trị văn hóa tại các địa phương – điểm đến mẫu, và (iii) định hướng chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù gắn với thương hiệu địa phương và phát triển bền vững. Các tham luận đã cung cấp bức tranh tổng thể từ lý luận chuyên sâu đến minh chứng thực tiễn, làm rõ cơ hội và thách thức trong việc chuyển hóa di sản vật thể, văn hóa phi vật thể và yếu tố bản địa thành trải nghiệm du lịch độc đáo.

Hội thảo Khoa học Quốc gia năm 2025 với chủ đề “Khai thác giá trị văn hóa để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù”, do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phối hợp cùng các đơn vị đồng hành tổ chức.

Hội thảo Khoa học Quốc gia năm 2025 với chủ đề “Khai thác giá trị văn hóa để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù”, do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phối hợp cùng các đơn vị đồng hành tổ chức.

Hội thảo được chia thành ba Tiểu ban chuyên môn, mỗi Tiểu ban gồm ba báo cáo viên trình bày tham luận và phần thảo luận sôi nổi dưới sự điều hành của Ban Chủ tọa và thư ký phiên.

Tiểu ban 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế – Tập trung hệ thống hóa khung phân tích “du lịch đặc thù”, đối chiếu các mô hình thành công trên thế giới với bối cảnh Việt Nam, xác định giá trị nội sinh của di sản văn hóa và xu hướng trải nghiệm hóa. Phần thảo luận đã làm rõ nhu cầu kết nối liên ngành, mở rộng nghiên cứu từ di sản vật thể đến văn hóa phi vật thể.

Tiểu ban 2: Thực trạng khai thác sản phẩm văn hóa tại địa phương – Trình bày ví dụ điển hình về bảo tồn di sản, phát triển cộng đồng, sinh kế bền vững và thách thức trong quản trị di sản phân tán, liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nguồn nhân lực. Thảo luận nêu bật những phương thức giải quyết vấn đề đất đai, bản quyền văn hóa và cơ chế phối hợp liên sở.

Tiểu ban 3: Chiến lược phát triển sản phẩm gắn với thương hiệu địa phương – Đề xuất loạt giải pháp chiến lược: chính sách ưu đãi, khuyến khích đổi mới sáng tạo; tích hợp công nghệ số (VR/AR, ứng dụng di động thông minh) vào trải nghiệm du lịch; xây dựng chỉ số đánh giá tác động văn hóa–kinh tế–môi trường; phát triển thương hiệu điểm đến bền vững. Thảo luận xoay quanh mô hình hợp tác công–tư, huy động nguồn lực và lộ trình triển khai.

Về mặt ý nghĩa, Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, quản lý và doanh nghiệp lữ hành cùng kiểm chứng, so sánh thực trạng và kinh nghiệm khai thác văn hóa du lịch tại nhiều vùng miền.

Về mặt ý nghĩa, Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, quản lý và doanh nghiệp lữ hành cùng kiểm chứng, so sánh thực trạng và kinh nghiệm khai thác văn hóa du lịch tại nhiều vùng miền.

Ý tưởng đổi mới sáng tạo: Nhiều đề xuất mô hình tham quan tương tác, trải nghiệm “sống cùng di sản” được đánh giá cao.

Bộ tiêu chí sản phẩm đặc thù: Thống nhất xây dựng tập hợp tiêu chí đánh giá sản phẩm bao gồm tính bản địa, tính bền vững, giá trị kinh tế–văn hóa và khả năng nhân rộng.

Liên kết vùng và hợp tác công–tư: Kiến nghị thiết lập cơ chế liên kết giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư để phát triển sản phẩm có sự tham gia chủ động của người dân.

Các địa phương cần lập quy hoạch chi tiết cho khai thác tài nguyên văn hóa, gắn kết với quy hoạch du lịch và phát triển kinh tế – xã hội.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về du lịch văn hóa và truyền thông sản phẩm đặc thù.

Ưu tiên hỗ trợ kinh phí, thuế và tín dụng cho doanh nghiệp, cộng đồng tham gia khai thác và phát triển sản phẩm dựa trên di sản văn hóa.

Thúc đẩy nghiên cứu liên ngành, chuyển giao khoa học công nghệ vào quản lý di sản và thiết kế trải nghiệm du lịch.

Sự kiện đã thu hút đông đảo các nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu, đại diện cơ quan nhà nước, viện – trường, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng sinh viên, góp phần tạo nên diễn đàn kết nối học thuật và thực tiễn về phát triển du lịch đặc thù tại Việt Nam.

Sự kiện đã thu hút đông đảo các nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu, đại diện cơ quan nhà nước, viện – trường, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng sinh viên, góp phần tạo nên diễn đàn kết nối học thuật và thực tiễn về phát triển du lịch đặc thù tại Việt Nam.

Về mặt ý nghĩa, Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, quản lý và doanh nghiệp lữ hành cùng kiểm chứng, so sánh thực trạng và kinh nghiệm khai thác văn hóa du lịch tại nhiều vùng miền. Từ phân tích mô hình di sản sống ở các vùng nông thôn miền núi đến đánh giá hiệu quả chuyển đổi di sản đô thị thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, mỗi bài tham luận đều góp phần hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về tiềm năng và thách thức. Sự kiện cũng chính là cầu nối đưa kết quả nghiên cứu chạm đến cấp độ chính sách, khi các cơ quan quản lý du lịch cấp trung ương và địa phương có cơ hội tiếp cận trực tiếp với kinh nghiệm, xu hướng và đề xuất chiến lược.

Dựa trên quy mô và ý nghĩa đã đề cập, Hội thảo của chúng ta sẽ tập trung vào các vấn đề then chốt: từ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, đến vai trò của công nghệ và cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong du lịch. Chúng tôi tin rằng, những thảo luận và các công trình nghiên cứu được trình bày tại Phiên tổng thể và 3 tiểu ban sẽ là những gợi mở quan trọng, góp phần đưa ra những kiến nghị và giải pháp chiến lược, giúp nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ quốc tế.

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành với vai trò chủ trì cam kết cung cấp một không gian khoa học chuẩn mực, nơi mọi tham luận đều được phản biện nghiêm túc. Nhà trường tự hào về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị âm thanh – hình ảnh hiện đại, tạo điều kiện cho cả diễn giả và đại biểu tham gia kết nối xuyên suốt. Đội ngũ giảng viên, chuyên gia nối kết của chúng tôi không chỉ dày dạn kinh nghiệm nghiên cứu mà còn tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ tác giả hoàn thiện chất lượng bài báo.  

Nhằm đảm bảo giá trị khoa học lâu dài, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cam kết tạo điều kiện tối đa cho việc công bố các công trình xuất sắc lên hai đầu sách chuyên ngành đã được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt và có chỉ số ISSN là Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật và Tạp chí Khoa học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Đây chính là kênh uy tín để các kết quả học thuật không chỉ được thẩm định chặt chẽ mà còn lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu và thực tiễn quản lý du lịch. Với trách nhiệm ấy, chúng tôi hy vọng Hội thảo sẽ trở thành đòn bẩy để nâng tầm chất lượng nghiên cứu và đóng góp thực tiễn thiết thực cho ngành Du lịch Việt Nam.   

PV
Bạn đang đọc bài viết Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại chuyên mục Nhịp cầu doanh nghiệp của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

x