Cục Quản lý thị trường Tp.HCM thu ngân sách hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024

26/12/2024, 12:02
báo nói -

TCDN - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường Tp.HCM tổng thu ngân sách đạt hơn 100 tỷ đồng, đạt 113,7% so với chỉ tiêu, vượt hơn 12 tỷ đồng.

Thu ngân sách hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024

Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường Tp.HCM tổng thu ngân sách đạt hơn 100 tỷ đồng, đạt 113,7% so với chỉ tiêu, vượt hơn 12 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu chờ xử lý lên tới hơn 73,3 tỷ đồng, tăng 37,52% so với năm 2023. Hơn 60,4 tỷ đồng hàng hóa đã bị tiêu hủy, tăng 10,2% so với cùng kỳ.

Cục Quản lý thị trường Tp.HCM thu ngân sách hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Tp.HCM thu ngân sách hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024.

Các lĩnh vực kiểm tra và xử lý vi phạm cũng cho thấy sự linh hoạt và quyết liệt. Cụ thể:

Về hàng hóa vàng trang sức, Cục đã xử lý 326 vụ vi phạm (chiếm 6,72% tổng số vụ) với trị giá tang vật vi phạm hơn 18,26 tỷ đồng và tổng tiền xử phạt đạt hơn 17,6 tỷ đồng (18,8% tổng số tiền phạt).

Đối với thuốc lá điếu và thuốc lá điện tử, 121 vụ vi phạm được xử lý, giảm 8 vụ so với năm trước nhưng tập trung vào những vụ lớn, như vụ phát hiện hơn 120.000 bao thuốc lá nhập lậu và hơn 10.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với tổng trị giá hơn 3,7 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, đã xử lý 379 vụ vi phạm (tăng 392,2%), trị giá hàng vi phạm hơn 8,6 tỷ đồng và số tiền xử phạt đạt 7,6 tỷ đồng (tăng 300%).

Trong kiểm tra hàng hóa không rõ nguồn gốc, Cục đã xử lý 2.215 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 89,9 tỷ đồng, với tổng số tiền phạt đạt hơn 44,1 tỷ đồng (47,62%).

Để đạt được kết quả này, Cục đã linh hoạt nắm bắt và xử lý các thay đổi của thị trường kịp thời, đặc biệt trong các lĩnh vực như vàng trang sức và thương mại điện tử. Những yếu tố thuận lợi góp phần bao gồm:

Đoàn kết và quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo Cục, tạo động lực cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ.

Triển khai các chỉ đạo từ Chính phủ và Bộ Công Thương một cách hiệu quả.

Nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan cấp trên về đào tạo và kiện toàn đội ngũ.

Chỉ đạo mạnh mẽ về kỷ luật và nâng cao chất lượng công tác.

Tăng cường giám sát quản lý địa bàn, đặc biệt là tại các lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm như vàng, thuốc lá và thương mại điện tử.

Những nỗ lực này đã giúp Cục Quản lý thị trường Tp.HCM duy trì hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong năm 2024.

Tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025

Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong năm 2024, trong năm 2025, Cục Quản lý thị trường Tp.HCM tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:

Trong năm 2025, Cục Quản lý thị trường Tp.HCM tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Trong năm 2025, Cục Quản lý thị trường Tp.HCM tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường và Ủy ban nhân dân Thành phố để triển khai thực hiện đầy đủ, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước.

Thứ hai, quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung Ương, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân Thành phố và các cấp ủy đảng về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường và cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, không để gián đoạn, không tạo khoảng trống trong công tác quản lý thị trường. 

Thứ ba, đặc biệt quan tâm công tác tổ chức, xây dựng lực lượng; tập trung chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong chỉ đạo điều hành, ý thức chấp hành pháp luật của công chức; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, kiểm tra thi hành pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là đối với hành vi bảo kê, tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ; tuyệt đối không để phát sinh tư tưởng, mất đoàn kết nội bộ, không để xảy ra tình trạng so bì, bê trễ, lơ là trong thực thi công vụ.

Thứ tư, tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 319 của Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử, tăng cường công tác thu thập thông tin, thầm tra xác minh, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử; chủ động nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn và xử lý hiệu quả.

Thứ năm, tập trung kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hóa trên thị trường nội địa; xây dựng các kế hoạch, phương án cụ thể, triển khai đồng bộ, thường xuyên hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm; tập trung giám sát, kiểm tra trong thương mại điện tử; đặc biệt tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp lễ tết hoặc dịch bệnh, thiên tai.

Thứ sáu, đẩy mạnh số hoá, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng trong đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, an toàn thực phẩm và tăng cường hợp tác, đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả.

Thứ bảy, thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tiếp tục rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông kịp thời đưa tin về hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường, các vụ việc điển hình nhằm giáo dục phòng ngừa chung và thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong mua bán và sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Quốc Lâm
Bạn đang đọc bài viết Cục Quản lý thị trường Tp.HCM thu ngân sách hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024 tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Bộ Công Thương xóa bỏ Tổng cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường và nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới; sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị của bộ theo hướng tinh gọn bộ máy bên trong để hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Hà Nội: Kỷ luật, khai trừ Đảng loạt lãnh đạo Cục Quản lý thị trường vì nhận hối lộ
Khiển trách đối với ông Chu Xuân Kiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Việt Phương, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14 (nguyên Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 17).
Bình Thuận: Khởi tố 3 cán bộ Cục Quản lý thị trường
Ba bị can gồm Trần Văn Thăng, quyền Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cùng hai kiểm soát viên thị trường là Bùi Viết Mạnh, Ngô Minh Phúc vừa bị khởi tố để điều tra do có dấu hiệu nhận hối lộ.