Đằng sau những trang sao kê cứu trợ lũ lụt

13/09/2024, 20:23

TCDN - Tối ngày 12/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) công khai tập tin 12.028 trang sao kê tài khoản ngân hàng được sử dụng để người dân cả nước chuyển tiền ủng hộ đồng bào đang gặp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc. Đằng sau đó lộ ra những câu chuyện kém vui.

Trong hơn 12 nghìn trang sao kê này, mọi giao dịch quyên góp của người dân đều được ghi nhận chi tiết như thời gian, số tiền, nội dung chuyển khoản. Giao dịch vài nghìn đồng hay vài trăm triệu đồng đều là tấm lòng chia sẻ của người dân gửi gắm đến đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi gây ra. Đây là tinh thần tương thân tương ái, truyền thống chia sẻ trong lúc khó khăn hoạn nạn của người Việt.

Động thái này ban đầu nhận được rất nhiều ủng hộ từ cộng đồng, hành động san sẻ yêu thương lá lành đùm lá rách trong lúc thiên tai hoạn nạn được nhiều người hưởng ứng tích cực. Nhưng sau tối 12/9, sau khi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê tài khoản ngân hàng đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.

Cũng từ đây cộng đồng mạng phát hiện ra chiêu trò "fake bill chuyển khoản" của một số cá nhân, tập thể đã thổi phòng số tiền đóng góp của mình cho đồng bào vùng lũ nhằm đánh bóng tên tuổi của mình 

Vài trường hợp người nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok, Facebook đăng hình khoe ủng hộ hàng chục, hàng trăm triệu đồng cho đồng bào đang gặp thiên tai đã bị cộng đồng mạng phát hiện là "thùng rỗng kêu to". Chuyển khoản 100 nghìn đồng nhưng chỉnh sửa ảnh để thành chuyển khoảng 100 triệu đồng, 500 nghìn đồng nhưng cố tình che số tiền để nhiều người nghĩ là đã ủng hộ 500 triệu đồng. Thậm chí, có những cá nhân nhân danh tập thể nhưng số tiền chuyển khoản là 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng.

Phải khẳng định một lần nữa, tiền ủng hộ dù một nghìn đồng hay 100 triệu đồng đều rất quý. Những người thổi phồng tiền ủng hộ (đa phần là KOL) bị "sao kê" chiếu đã dấy lên nhiều tranh cãi. Cộng đồng mạng người chê, kẻ trách khi phát hiện ra họ lợi dụng việc ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 để làm màu, để phông bạt, để làm hình ảnh của cá nhân mình.

Đầu tiên, dân mạng gọi tên một cựu vận động viên thể thao Louis Phạm chụp màn hình giao dịch chuyển tiền. Cô dùng các ký tự che đi con số, chỉ lộ một phần nhỏ. Tuy nhiên dân mạng đếm ra cô có tới 8 vị trí bị che, tương ứng với 8 con số 0. Thế nhưng, sao kê lộ ra cô nàng chỉ chuyển 500.000 đồng. 

z5826512025993_01c359acce7c139c7c5e793cda3fb010 (1)

Một chủ shop khác "gặp nạn" khi đấu giá đồ gây quỹ được 10 triệu đồng. Thế nhưng mọi người trong hội kiểm tra thì thấy cô chỉ ủng hộ 100.000 đồng. Ngay lập tức, cô gái lên tiếng xin lỗi, chuyển lại tiền ủng hộ. Thậm chí, cư dân mạng còn tìm ra người ủng hộ tự chuyển vào tài khoản cá nhân của mình.

Nhiều trang hâm mộ của các nghệ sĩ cũng kêu gọi ủng hộ đồng bão bị ảnh hưởng bởi lũ lụt cũng bị nhiều người "check var" xem lại số tiền đã ủng hộ.

Trên trang cá nhân của mình Tiến Luật thể hiện sự thất vọng đối với trang người hậm mộ của mình khi có hành vi lừa dối nhằm đánh bóng tên tuổi của bản thân, gây ảnh hưởng tới tập thể 33 anh trai tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai.

Tiến Luật thể hiện sự thất vọng đối với trang người hậm mộ của mình

Tiến Luật thể hiện sự thất vọng đối với trang người hậm mộ của mình

Nhiều dân mạng cho biết trào lưu mới này giúp họ phát hiện những pha "làm màu" khi chỉnh sửa ảnh lên tới cả mấy số 0 nhưng con số thực tế lại ít hơn không tưởng. Trong khi đó, nhiều dân mạng khác quyết thức xuyên đêm để tìm ra sao kê của bản thân và bạn bè. Sự kiện Kỉ niệm ngày Phòng chống Phông bạt Quốc gia được nhiều người trên facebook hưởng ứng.

Bên cạnh những trường hợp "phông bạt" làm màu, cộng đồng mạng cũng không khỏi xúc động trước những đóng góp nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa của các em học sinh. Nhiều em đã gửi những khoản tiền chỉ 20.000, 30.000 đồng – số tiền dành dụm từ tiền ăn sáng hay tiền tiết kiệm.

Những dòng tin nhắn ủng hộ kèm theo lời nhắn nhủ ngây ngô nhưng chân thành

Những dòng tin nhắn ủng hộ kèm theo lời nhắn nhủ ngây ngô nhưng chân thành

Những dòng tin nhắn ủng hộ kèm theo lời nhắn nhủ ngây ngô nhưng chân thành như "Con mong đồng bào miền Trung sớm vượt qua khó khăn" hay "Em chỉ có chút tiền nhỏ, mong giúp được các cô chú" đã khiến không ít người cảm động. Những hành động này tuy nhỏ về vật chất nhưng lại mang một giá trị tinh thần to lớn, thể hiện tấm lòng trong sáng và sự đồng cảm từ những em nhỏ vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc sao kê minh bạch của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không chỉ tạo nên làn sóng hài hước về các câu chuyện phông bạt, làm màu mà còn khiến mọi người cảm động trước những tấm lòng nhỏ bé nhưng đầy chân thành. 

Những năm qua đã dấy lên nhiều tranh cãi quanh chuyện thực chất của hoạt động cứu trợ, chuyện sao kê của những người nổi tiếng. Chuyện minh bạch sao kê tiền cứu trợ thiên tai bắt nguồn từ những lùm xùm vụ các nghệ sĩ quyên góp cứu trợ, từ thiện từ mùa mưa bão năm 2020. Nhiều người nổi tiếng bị khán giả đòi sao kê tiền từ thiện. Họ huy động tiền từ những nhà hảo tâm, nhưng không có sao kê nên dễ bị đánh giá không minh bạch. Việc công khai sao kê không chỉ tăng cường sự tin tưởng của cộng đồng mà còn thu hút thêm nhiều nhà hảo tâm tham gia vào các hoạt động từ thiện, ủng hộ đồng bào khó khăn vì thiên tai.

Bảng sao kê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động từ thiện. Nhờ có nó, các cá nhân, tập thể (công ty...) có thể đánh giá lại hiệu quả của đợt quyên góp này, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.

PV
Bạn đang đọc bài viết Đằng sau những trang sao kê cứu trợ lũ lụt tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Vì sao kính cao ốc vỡ trong siêu bão Yagi?
Trong cơn bão Yagi vừa qua, hình ảnh các tấm kính tại các cao ốc ở Quảng Ninh bị vỡ đã minh chứng cho sức công phá kinh hoàng của siêu bão này. Theo các chuyên gia, đây không phải là hiện tượng bất thường.