Đề án cơ cấu lại ngành ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước chưa kiểm tra, giám sát chuyên đề

28/09/2023, 14:27
báo nói -

TCDN - Kiểm toán nêu Ngân hàng Nhà nước chưa kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện theo quy định Đề án, chưa có sự theo dõi, đôn đốc và không có văn bản chỉ đạo, giám sát khi tổ chức tín dụng không thực hiện và không báo cáo một số chỉ tiêu liên quan đến phương án cơ cấu lại (PACCL).

Theo Báo cáo kiểm toán thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 của Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra trong quá trình thực hiện Đề án, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa thực hiện kiểm tra, giám sát chuyên đề về việc thực hiện Đề án mà việc kiểm tra, giám sát được thực hiện lồng ghép như một nội dung khi thực hiện kiểm tra, giám sát tại TCTD (STB). Công tác tự kiểm tra, giám sát của Tổ chức tín dụng (TCTD) còn sơ sài, không nêu rõ, cụ thể các tồn tại, phát hiện (Agribank). 

Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước.

NHNN yêu cầu tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015 còn chậm (tháng 4 /2016 NHNN mới có văn bản yêu cầu TCTD đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn, số liệu cập nhật đến 31/12/2015 trong khi tại thời điểm 1/2015 các TCTD đã thực hiện báo cáo số liệu thống kê tại 31/12/2015 gửi tới hệ thống của NHNN.

Ngoài ra, NHNN không chủ động xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án giai đoạn 2016-2020 ngày từ trước khi giai đoạn Đề án 2011-2015 kết thúc. 

Việc phê duyệt Đề án chậm là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới tiến độ triển khai thực hiện của NHNN và TCTD, đồng thời làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả và kết quả thực hiện của NHNN và TCTD. 

Kiểm toán còn chỉ ra, NHNN không quy định cụ thể thời gian phê duyệt PACCL, dẫn tới một số TCTD được phê duyệt PACCL chậm, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện và kết quả hoàn thành các mục tiêu của Đề án. Đồng thời việc NHNN chỉ yêu cầu một số dơn vị. báo cáo dẫn tới không kiểm soát được kết quả thực hiện của các TCTD khác làm cơ sở đánh giá và giám sát việc hoàn thành, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện PACCL của các TCTD.

Trách nhiệm của NHNN đối với công tác thẩm định, phê duyệt và kiểm tra giám sát thực hiện đề án. Đối  với việc phê duyệt PACCL thời gian phê duyệt chậm, chưa đảm bảo yêu cầu (VAMC); Sau khi PACCL được duyệt, NHNN không yêu cầu TCTD điều chỉnh một số nội dung phù hợp với Đề án theo quy định tại Điểm 3 CV665 (STB, NAB, VPB).

NHNN phê duyệt khi PACCL chưa hoàn thiện theo mục tiêu của Đề án là chưa tuân thủ quy đinh tại mục A.1, Quyết định số 1553 (ACB, VAMC). Một số TCTD báo cáo số liệu không chính xác nhưng NHNN không kiểm tra và có ý kiến như: ACB, HDB tỷ lệ nợ xấu theo Đề án năm 2018. TCTD không cập nhật tình hình đến thời điểm gần nhất nhưng vẫn được phê duyệt. 

NHNN chưa kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Đề án và chưa có sự theo dõi, đôn đốc theo khoản 3 Điều 2 Quyết định số 1533 (STB, NAB, VPB, VAMC). 

NHNN không có văn bản chỉ đạo, giám sát khi TCTD không thực hiện và không báo cáo một số chỉ tiêu liên quan đến PACCL theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Đề án như ACB, VPB.

Ngoài ra, NHNN báo cáo kết quả thực hiện khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp còn chậm, như năm 2018 chậm 31 ngày, năm 2019 chậm 165 ngày; NHNN không thực hiện báo cáo kết quả thực hiện năm 2020 chưa đảm bảo theo quy định. 

NHNN chưa kịp thời hướng dẫn thống nhất các TCTD phương pháp tính toán đối với chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ phí dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập dẫn đến số liệu báo cáo của các TCTD không nhất quán, số liệu NHNN báo cáo cấp thẩm quyền chưa đảm bảo tính thống nhất do đến ngày 19/3/2020 NHNN mới có Công văn số 1849/NHNN-VCL của Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng v/v hướng dẫn phương pháp tính chỉ tiêu “tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập”. 

Theo đó, các TCTD tính toán tỷ lệ này không dựa trên hướng dẫn của NHNN mà theo cách hiểu của từng TCTD, dẫn đến số liệu về chỉ tiêu này tại các kỳ báo cáo là khác nhau.

Số liệu của các TCTD báo cáo về NHNN khác với số liệu NHNN báo cáo các cơ quan có thẩm quyền  Đến 31/12/2020, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của toàn hệ thống là 11,05% chưa đạt được mục tiêu tăng gấp 2 lần theo Đề án.

Việc phê duyệt PACCL: (i) Còn TCTD không đặt ra mục tiêu tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập hoặc mục tiêu đề ra chưa bám sát định hướng của Đề án, giải pháp xây dựng chung chung” nhưng NHNN không yêu cầu chỉnh sửa và hầu hết các TCTD không đạt được mục tiêu này; (ii) một số giải pháp đặt ra nhưng trong báo cáo NHNN không có nội dung về việc có hay không và nguyên nhân chưa thực hiện là không đúng quy định tại Khoản 9, Điều 2 của Đề án (ACB). 

Về thực trạng tình hình nợ xấu, NHNN tổng hợp, báo cáo về tỷ lệ nợ xấu dựa trên báo cáo của các TCTD tại thời điểm kết thúc Đề án (31/12/2020), tuy nhiên chưa thực hiện rà soát tính chính xác, phù hợp của số liệu, cập nhật dữ liệu theo BCTC đã được kiểm toán của các TCTD, dẫn đến một số trường hợp số liệu về tỷ lệ nợ xấu chưa chính xác, (ii) đến 31/12/2020, chưa đưa được tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững theo mục tiêu của Đề án phấn đấu đạt dưới 3%, thực tế là 3,81%, nếu tính cả nợ cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống là 7,43%.

Nhật Tâm
Bạn đang đọc bài viết Đề án cơ cấu lại ngành ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước chưa kiểm tra, giám sát chuyên đề tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

KTNN kiến nghị xử lý trách nhiệm Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức xem xét xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định dự toán lập Quy hoạch trong việc lập, thẩm định, trình phê duyệt dự toán kinh phí cho quy hoạch tỉnh để xảy ra sai sót làm tăng dự toán.
KTNN phát hiện hàng loạt vấn đề tài chính của 43 doanh nghiệp tại Lai Châu
KTNN đối chiếu việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của 43 doanh nghiệp và 02 đơn vị dự toán tại Lai Châu cho thấy, các đơn vị chưa hạch toán, kê khai đủ doanh thu, chi phí và hạch toán một số khoản chi phí chưa đúng quy định; kê khai chưa đúng thuế GTGT đầu vào; kê khai thiếu thuế GTGT đầu ra.
KTNN được quyền truy cập phần mềm dữ liệu đơn vị bị kiểm toán?
Trao thẩm quyền thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính; giám định tư pháp; Tuy cập phần mềm dữ liệu đơn vị bị kiểm toán... cho Tổng Kiểm toán Nhà nước là một trong các nội dung được UBTV Quốc hội, phiên họp thứ 36 cho ý kiến vào sáng 12/8.