Đề xuất chi thêm 268 tỷ đồng "cứu" Công ty Metro số 1 Tp.HCM

15/12/2022, 07:48
báo nói -

TCDN - Bộ Tài chính đánh giá, việc UBND Tp.HCM kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho Công ty Metro số 1 từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách TP, với số tiền là 268 tỷ đồng để đảm bảo mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng là phù hợp với quy định.

Bộ Tài chính vừa trình Thủ tướng phương án bổ sung vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 Tp.HCM (Công ty Metro số 1).

Theo Bộ Tài Chính, Công ty Metro số 1 là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có vốn điều lệ ban đầu 14 tỷ đồng. Công ty mới đi vào hoạt động, đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận, triển khai, quản lý, vận hành bảo dưỡng metro số 1 khi hoàn thành. 

Hiện công ty chưa tiếp nhận tài sản bàn giao để đi vào hoạt động thương mại nên chưa phát sinh doanh thu, chỉ phát sinh chi phí. Do vậy, Tp.HCM chưa giao chỉ tiêu, chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp theo quy định.

Bộ Tài chính đề xuất chi thêm 268 tỷ đồng cứu Công ty Metro số 1 Tp.HCM.

Bộ Tài chính đề xuất chi thêm 268 tỷ đồng "cứu" Công ty Metro số 1 Tp.HCM.

Bộ Tài chính đánh giá, việc UBND Tp.HCM kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho Công ty Metro số 1 từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách TP, với số tiền là 268 tỷ đồng để đảm bảo mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng là phù hợp với quy định.

Để đảm bảo căn cứ pháp lý, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng trình Chính phủ ban hành nghị quyết về việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với công ty trên. Trong đó, Chính phủ giao Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ, UBND Tp.HCM quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho công ty và doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo thẩm quyền.

UBND TP Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm toàn diện về việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho công ty theo quy định của pháp luật (bao gồm việc xác định vốn điều lệ cần bổ sung và nguồn bổ sung). Sau khi công ty tiếp nhận tài sản hoàn thành bàn giao từ dự án metro số 1, Tp.HCM chỉ đạo công ty xây dựng phương án xác định lại vốn điều lệ theo đúng quy định.

Cùng với phương án trình bổ sung vốn điều lệ của Bộ Tài chính, về giải pháp trước mắt, UBND Tp.HCM đã yêu cầu các sở ngành liên quan nghiên cứu phương án cho tạm ứng kính phí để công ty giải quyết tiền lương cho người lao động trong bối cảnh Tết đang cận kề.

Trước đó, UBND Tp.HCM đã kiến nghị phương án bổ sung 268 tỷ đồng vào vốn điều lệ cho Công ty Metro số 1 đủ kinh phí hoạt động, bởi từ lúc thành lập đến nay, công ty không được cấp kinh phí (ngoài số tiền 14 tỷ đồng vốn điều lệ để mua sắm thiết bị văn phòng cơ bản).

Dự án xây dựng metro khởi công từ tháng 8/2012. Tất cả đoàn tàu đều được sản xuất tại Nhật Bản. Mỗi đoàn gồm 3 toa dài 61,5m, có thể chở 930 khách, trong đó 147 khách ngồi và 783 khách đứng. Tốc độ tối đa thiết kế là 110km/h (đoạn trên cao) và 80km/h ( đoạn hầm).

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR), đến nay toàn tuyến metro số 1 đã đạt khoảng 93% khối lượng, nhiều gói thầu đã cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu cho hay đây là thời điểm tốt nhất để các nhân sự kỹ thuật, vận hành, bảo dưỡng có thể tiếp cận, quan sát, chứng kiến quá trình thi công, lắp đặt thực tế.

An Tú
Bạn đang đọc bài viết Đề xuất chi thêm 268 tỷ đồng "cứu" Công ty Metro số 1 Tp.HCM tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Kiến nghị lùi thời gian hoàn thành metro số 1
Theo UBND Tp.HCM, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thời gian thực hiện dự án kéo dài. Trong đó, do dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thi công dự án. 
Tuyến Metro số 1 TP.HCM sẽ chạy thử vào quý 3
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết, các phương án vận hành tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM đang gấp rút chuẩn bị, nhất là về nhân sự lái tàu, vận hành và các công trình phụ trợ.