Đổi mới sản xuất từ nhà máy thông minh

29/12/2020, 17:00

TCDN - Công nghệ là động lực đổi mới và tăng trưởng cho doanh nghiệp, nhưng ứng dụng như thế nào và bắt đầu từ đâu là một bài toán đầy thách thức. Hãy cùng giải đáp vấn đề này với ông Yoon Young Kim – Tổng GĐ Schneider Electric Việt Nam & Campuchia.

Ông Yoon Young Kim – Tổng GĐ Schneider Electric Việt Nam & Campuchia

Ông Yoon Young Kim – Tổng GĐ Schneider Electric Việt Nam & Campuchia

Ông có thể phân tích những ưu thế của việc tích hợp công nghệ sâu hay chuyển đổi số vào quá trình vận hành - sản xuất là gì?

Chuyển đổi số gần như đã trở thành một trong những mục tiêu được ưu tiên của mọi doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Trong lĩnh vực sản xuất, vận hành nhà máy, khái niệm Smart Factory – Nhà máy thông minh đã không xa lạ. Thực tiễn cho thấy hình thức nhà máy thông minh đã phát triển một cách vũ bão, đặc biệt là ở các thị trường, ngành hàng có mức độ cạnh tranh cao.

Trên thế giới đã xuất hiện khái niệm Dark Factory - nhà máy thông minh có khả năng sản xuất, vận hành tự động hoá hoàn toàn và hoạt động 24/7. Từ dark – tối ở đây ý chỉ không cần có sự xuất hiện của con người nhưng việc sản xuất vẫn diễn ra xuyên suốt và được vận hành một cách thông minh.

Dựa trên nền tảng IIoT, Schneider Electric đã phát triển kiến trúc EcoStruxure cho các nhà máy thông minh một cách toàn diện. Tổng thể, chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp:

(1)   Quản trị linh hoạt thông qua việc đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác hơn để gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

(2)   Tối ưu vận hành khi đưa ra những phân tích dự đoán để cắt giảm thời gian gián đoạn và hoạt động hiệu quả hơn.

(3)   Trao quyền cho bộ phận vận hành một cách hữu hiệu nhờ khả năng truy cập vào các thông tin vận hành theo thời gian thực cùng các công nghệ đột phá để năng cao sự an toàn và tính năng suất trong quá trình điều hành, bảo trì.

(4)   Duy trì nguồn năng lượng xuyên suốt và thân thiện bằng cách giảm thiểu điện năng, chi phí và lượng carbon phát thải, đồng thời gia tăng khả năng kiểm soát và duy trì năng lượng liền mạch theo thời gian thực.

(5)   Bảo mật vận hành ở mọi cấp độ khi thiết kế, đào tạo và quản lí toàn diện về hệ thống bảo mật một cách toàn diện.

Hiện tại với các giải pháp vận hành thông minh hiện có, chúng tôi có thể giúp cho doanh nghiệp giảm năng lượng tiêu thụ 10-30%, tiết kiệm 30-50% chi phí duy trì, một con số ấn tượng và thuyết phục.

Như ông đã chia sẻ, việc chuyển đổi, cải tiến đang là xu thế chung. Vậy ông có đánh giá nào về nhóm các doanh nghiệp sản xuất sẽ đi đầu và dẫn dắt nhu cầu?

Theo đánh giá và phân tích của tôi, đó chính là nhóm doanh nghiệp thuộc các ngành thực phẩm và giải khát, dược phẩm, nước và nước thải vì họ phải đối diện với áp lực lớn, trong một thị trường có mức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ cần sở hữu một yếu tố thuận lợi, tiên tiến hơn đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều, đặt bên cạnh mô hình nhà máy thông minh với ưu thế rõ ràng và được chứng minh thực tiễn, tôi tin trong tương lai gần các doanh nghiệp này sẽ lần lượt ứng dụng, chuyển đổi từng phần/ toàn phần để tạo nên sự đột phá trong vận hành, sản xuất.

3.2

Schneider Electric đã và đang thúc đẩy và triển khai các giải pháp nằm trong kiến trúc EcoStruxure cho nhà máy thông minh một cách mạnh mẽ. Ưu tiên của chúng tôi là các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và giải khát bởi lĩnh vực này có tốc độ cạnh tranh và thay đổi quyết liệt hơn các nhóm ngành khác.

Với kinh nghiệm của Schneider Electric, đâu là các nhu cầu bức thiết mà các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và giải khát (F&B) cần giải quyết?

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B, chúng tôi nhận thấy những thách thức mà các chủ doanh nghiệp cần thực sự ưu tiên trong giai đoạn hiện tại là:

(1)   Phát triển bền vững và Hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua giảm lượng phát thải khí các-bon và nước bằng các quy trình được cải thiện, các công ty điện và hiệu quả sử dụng năng lượng của chuỗi cung ứng.

(2)   Chiến lược vận hành tối ưu (Vận hành xuất sắc) khi loại bỏ sự kém hiệu quả và giúp đội ngũ quản lý sự phức tạp ngày càng tăng trong quy trình đồng thời tăng cường liên kết giữa phát triển bền vững và hiệu quả chi phí.

(3)   Tối ưu chi phí thông qua việc giảm nhu cầu CAPEX (chi phí đầu tư) khi kéo dài tuổi thọ tài sản hiện hữu và giảm chi phí tổng thể bằng cách tổ chức hoạt động đơn giản hóa và giảm lãng phí năng lượng.

3.3

(4)   Thực hiện cam kết thương hiệu bằng cách đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về chất lượng và phát triển bền vững với các sản phẩm phù hợp.

(5)   Thông tin người tiêu dùng và an toàn thực phẩm khi ưu tiên bảo vệ giá trị của người tiêu dùng và cổ đông với ít rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm và sự minh bạch hơn của doanh nghiệp.

Trong thời điểm hiện tại, Schneider Electric đang cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp F&B bao gồm: Sản xuất thông minh, hạ tầng thông minh, an toàn thực phẩm thông minh, hệ thống phân phối thông minh.

Xin cảm ơn ông!

Để tìm hiểu thêm về bộ giải pháp toàn diện của Schneider Electric dành cho doanh nghiệp F&B, vui lòng truy cập cổng thông tin: https://www.se.com/vn/en/work/campaign/local/go-industry.jsp

Nguyễn Diệp
Bạn đang đọc bài viết Đổi mới sản xuất từ nhà máy thông minh tại chuyên mục DOANH NHÂN của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan