Sản xuất thông minh – Nhạy bén giữa “chiến trường” F&B

29/12/2020, 14:56

TCDN - Sản xuất thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường theo tiêu chuẩn quốc tế, đứng vững trong cuộc canh tranh khốc liệt là mục tiêu của các doanh nghiệp thực phẩm và giải khát (F&B).

2.1

2020 - năm của các hiệp định thương mại

Không thể phủ nhận bức tranh thị trường toàn cầu có phần chịu tác động từ đại dịch Covid-19, nhưng sân chơi toàn cầu đồng thời được mở rộng hơn bao giờ hết với sự hỗ trợ của hiệp định EVFTA và xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng sang các nước trong khu vực Đông Nam Á. Những yếu tố về địa lý, nhân công giá rẻ không còn là điểm khác biệt của Việt Nam. Lợi thế chỉ đến với các doanh nghiệp biết cải tiến trong hiệu quả, hạ tầng sản xuất, và khả năng đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường.

Với sự chuyển đổi nhạy bén để đáp ứng các xu hướng tiêu dùng mới, ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) vẫn khẳng định tiềm năng tăng trưởng bền vững, bất chấp những thay đổi mạnh mẽ trên thị trường. Việc hướng đến sản xuất thông minh được coi là xu thế tất yếu để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nền tảng kiến trúc mở – Cơ hội cho doanh nghiệp F&B tại Việt Nam

Sản xuất thông minh chính là việc ứng dụng công nghệ để chuyển đổi mô hình sản xuất thiên về thủ công, truyền thống sang hệ thống sản xuất linh hoạt, dựa trên máy móc, dữ liệu và các công nghệ mới như cảm biến, AI, Internet vạn vật IoT, thực tế ảo tăng cường… Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất thông minh góp phần tăng năng suất lao động và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp đang là xu hướng phát triển mạnh hiện nay.

Là một chuyên gia hàng đầu trong chuyển đổi kỹ thuật số về quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric thấu hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp F&B, thông qua những cam kết và ứng dụng những công nghệ hàng đầu vào các giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả, tăng tính linh hoạt và độ tin cậy trong vận hành hệ thống sản xuất – kinh doanh của mình.

Một trong số đó chính là giải pháp EcoStruxure Plant và EcoStruxure Machine. Các giải pháp này được xây dựng trên nền tảng EcoStruxure nổi bật của doanh nghiệp – một kiến trúc mở ứng dụng IoT cho phép các doanh nghiệp quản lý các thiết bị của mình (không phân biệt thương hiệu) một cách tích hợp, thông minh dựa trên dữ liệu đầu vào được thu thập và phân tích tự động.

2.2

Trong đó, EcoStruxure Plant là nhóm giải pháp dành cho khối tự động hóa quy trình và EcoStruxure Machine là nhóm giải pháp dành cho giải pháp điều khiển máy móc. Cả hai nhóm này đều sở hữu các giải pháp thuộc cả ba lớp hạ tầng của EcoStruxure: Thiết bị có khả năng kết nối; Lớp giám sát và điều khiển và Lớp ứng dụng phân tích và dịch vụ. Là giải pháp tiên phong ứng dụng công nghệ Internet vạn vật trong công nghiệp, nền tảng EcoStruxure có thể giúp doanh nghiệp sản xuất tối ưu hóa chi phí đầu tư đến 50%, đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh hơn đến 20% và gia tăng hiệu suất đến 50%.

Ví dụ, hệ thống an toàn EcoStruxure Triconex thuộc EcoStruxure Plant có thể tự động gửi cho người quản lý bảo trì các cảnh báo dễ hiểu thông qua phần mềm quản lý thiết bị an toàn. Các cảnh báo này bao gồm các nguyên nhân có thể xảy ra và giải pháp đối với các tình trạng bất thường do đó các vấn đề được giải quyết trước khi sự cố xảy ra. Những công cụ này và các công cụ khác được cung cấp bởi EcoStruxure Plant giúp lực lượng lao động có thể hiểu được tác động từ quyết định của mình đến hiệu quả, độ tin cậy và các rủi ro về an toàn của toàn bộ doanh nghiệp, điều này giúp doanh nghiệp vận hành nhà máy hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn, an toàn hơn và sinh lợi nhiều hơn.

Ví dụ cụ thể hơn cho ngành F&B, hãng sản xuất máy rang cà phê lâu đời ở Indonesia – Berto Coffee Roaster đã chọn ứng dụng các giải pháp EcoStruxure Machine vào quá trình thay đổi những sản phẩm thông thường bằng các công nghệ tự động hóa để đạt được sự tăng trưởng trong sản lượng, chất lượng và độ nhất quán, đồng thời giảm thời gian bảo trì đến 50%. Trong đó, Berto sử dụng EcoStruxure Machine SCADA Expert để theo dõi năng suất của máy theo thời gian thực và EcoStruxure Machine Advisor để theo dõi máy móc từ xa thông qua nền tảng điện toán đám mây. Để duy trì năng suất máy, Berto sử dụng EcoStruxure Augmented Operatior Advisor để lấy dữ liệu thời gian thực nhằm xác định trạng thái của máy, giảm thời gian bảo trì đồng thời có khả năng ngay lập tức phát hiện nhiều để giảm thời gian chết.

Nhà máy thông minh nói chung và giải pháp EcoStruxure Plant, EcoStruxure Machine nói riêng được xem giải pháp giúp các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành F&B nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình trong toàn bộ chuỗi cung ứng, trước những cơ hội mới về kinh tế mà các hiệp định thương mại tự do mang đến cho Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp EcoStruxure Plant và EcoStruxure Machine của Schneider Electric dành cho doanh nghiệp F&B, truy cập cổng thông tin: https://www.se.com/vn/en/work/campaign/local/go-industry.jsp

Thu Hà
Bạn đang đọc bài viết Sản xuất thông minh – Nhạy bén giữa “chiến trường” F&B tại chuyên mục DOANH NHÂN của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan