Dự án D-One Sài Gòn: Đất Quân khu 7 bị “chia phần” làm dự án
TCDN - Chưa được cấp phép sử dụng vào mục đích kinh tế, thế nhưng khu đất quốc phòng tại số 12 Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, Tp.HCM đã được rao bán khắp nơi với tên gọi dự án D-One Sài Gòn.
Từ cuối năm 2018, trên “thị trường bất động sản” xuất hiện nhiều thông tin rao bán dự án D-One Sài Gòn có địa chỉ nằm tại số 12 Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, Tp.HCM, do công ty TNHH MTV DHA (công ty DHA) làm chủ đầu tư. Dự án D-One Sài Gòn thu hút được sự quan tâm bởi phong cách đầy mới lạ, mang đến một thiên đường vui chơi, mua sắm đầy mới lạ.
Dự án được quy hoạch trên tổng diện tích 2Ha, gồm 322 căn hộ studio và 226 shophouse kinh doanh hiện đại. Tiếp đến, dự án được hai đơn vị giữa vai trò tham gia nhận tiền và “xí chỗ” cho khách hàng là Công ty Cổ phần DHA-One và Công ty cổ phần bất động sản Cen Sài Gòn (Cen Sài Gòn).
Trong đó, Cen Sài Gòn tham gia với tư cách là nhà phân phối dự án và có quyền nhận tiền “xí chỗ” của khách hàng. Theo nội dung của phiếu đăng kí giữ chỗ, mỗi khách hàng khi tới đặt chỗ căn hộ trong dự án D-One Sài Gòn phải đưa cho DHA D-One hoặc hoặc Sen Sài Gòn số tiền 50 triệu đồng.
Thông tin quảng cáo của DHA của doanh nhân Đặng Hồng Anh là chủ chủ đầu tư dự án D-One Sài Gòn. Thế nhưng, chủ đầu tư thật sự của dự án là công ty TNHH MTV Đông Hải, thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 7.
Tại thời điểm dự án D-One Sài Gòn được chào bán rầm rộ và thu tiền giữ chỗ, Bộ Quốc Phòng vẫn chưa cho phép Công ty TNHH MTV Đông Hải sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế. Tuy vậy, Công ty DHA và đơn vị phân phối dự án là Cen Sài Gòn vẫn ngang nhiên quảng cáo, rao bán dự án để thu tiền của khách hàng.
Hiện tại, khu đất được đặt tên là dự án D-One Sài Gòn vẫn chỉ là bãi đất trống. Nhiều khách hàng đã xuống tiền tại dự án này vẫn hoang mang không biết số phận dự án sẽ đi về đâu. Thông tin từ phía Cục quản lý hoạt động xây dựng, Bộ xây dựng, dự án này toạ lạc tại phường 7, quận Gò Vấp, do Công ty TNHH MTV Đông Hải làm chủ đầu tư.
Theo cơ quan này, dự án cần có văn bản của Bộ Quốc phòng đồng ý cho đơn vị, doanh nghiệp sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
Cũng theo Cục quản lý hoạt động xây dựng, phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế phải được tổ chức lập, thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt; Bộ Tổng tham mưu là cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng sử dụng đất quốc phòng, xác định diện tích đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng, có khả năng tham gia hoạt động kinh tế của cơ quan, đơn vị.
Tại kết luận ngày 6/3/2019, của Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng, nêu rõ: Theo quy định tại Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế được ban hành kèm theo Thông tư số 35/2009/TT-BQP, ngày 20/7/2009, của Bộ Quốc phòng, dự án chưa có đủ căn cứ pháp lý (chưa có quyết định của Bộ Quốc phòng đồng ý cho phép đơn vị, doanh nghiệp sử dụng khu đất quốc phòng vào mục đích kinh tế, phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế của dự án chưa được tổ chức lập, thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
Quy hoạch phân khu chức năng sử dụng đất quốc phòng, xác định diện tích đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng có khả năng tham gia hoạt động kinh tế của cơ quan, đơn vị chưa được Bộ Tổng tham mưu phê duyệt; Hồ sơ dự án trình thẩm định thiếu quyết định giao đất; hợp đồng thuê đất).
Bởi vậy, cơ quan này đề nghị chủ đầu tư báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu 7 để làm việc với các cơ quan chức năng của Quân đội, Nhà nước và UBND Tp.HCM để hoàn thành thủ tục quản lý, khai thác, sử dụng và đầu tư, xây dựng tại khu đất trên vào mục đích kinh tế, theo quy định của Quân đội, pháp luật hiện hành và Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899