Đưa cam Hà Giang và Cao Phong lên sàn thương mại điện tử

23/11/2021, 19:42

TCDN - Từ ngày 23/11/2021 đến ngày 25/11/2021, những trái cam thơm ngon tiêu chuẩn cao mới vào vụ được lựa chọn kỹ lưỡng từ địa danh nổi tiếng Hà Giang và Hòa Bình sẽ chính thức được bán trên sàn thương mại điện tử Sendo.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, từ đầu năm 2021 đến nay, chương trình Tuần lễ nông sản Việt của Sendo phối hợp Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số đã đặt chân đến gần 20 tỉnh thành trên cả nước từ Bắc tới Nam.

Các đặc sản trái cây đã được tổ chức tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử Sendo như Xoài, Mận Sơn La, Lê thơm Tai Nung Lào Cai, Vải thiều Hải Dương, Bắc Giang, Nhãn lồng Hưng Yên, Na Chi Lăng Lạng Sơn, Bưởi Phúc Trạch, Bơ Đắc Lắc, Nhãn xuồng Đồng Tháp, Bưởi da xanh Bến Tre, Nho xanh Ninh Thuận, Sầu riêng Ri6 Trà Vinh...

Hàng nghìn tấn nông sản, trái cây khắp các vùng miền đã được tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử trong năm qua, góp phần làm vơi bớt khó khăn của người nông dân các địa phương trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Cam Hà Giang, cam Cao Phong (Hòa Bình) sẽ chính thức được bán trên một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Cam Hà Giang, cam Cao Phong (Hòa Bình) sẽ chính thức được bán trên một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Những tín hiệu tích cực từ “Tuần lễ Nông sản Việt trực tuyến” trên sàn thương mại điện tử Sendo đã giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp chủ động kết nối, tiếp cận với kênh phân phối mới để tiêu thụ đặc sản của địa phương mình, đưa đặc sản trái cây tới tận tay người tiêu dùng, đồng thời mang lại cơ hội cho người tiêu dùng những đặc sản trái cây vùng miền thơm ngon.

Ông Bùi Văn Dán - Trưởng phòng NNPTNT huyện Cao Phong (Hòa Bình) chia sẻ: “So với các phương thức tiêu thụ truyền thống, kênh bán hàng trực tuyến qua các sàn TMĐT không những mở thêm cơ hội mới cho các hộ nông dân Cao Phong có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước, mà còn hỗ trợ tiêu thụ, tránh bị thương lái ép giá trong giai đoạn dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp".

Tuy vậy, tìm được hai loại đặc sản này với nguồn gốc và chất lượng đảm bảo không phải lúc nào cũng dễ dàng do trên thị trường xác định nguồn gốc sản phẩm còn nhiều bất cập. Điều này dẫn đến hệ lụy người tiêu dùng không được thưởng thức đặc sản chính gốc, còn nông sản địa phương thì mất giá theo thời gian. Hướng đến giải quyết cả hai vấn đề này, Sendo phối hợp cùng Tập đoàn FPT triển khai chương trình “Tuần lễ Nông sản Việt” trên sàn Sendo và báo VnExpress từ ngày 23 đến 30/11, phục vụ người tiêu dùng khu vực Hà Nội.

Đúng với mô hình từ vườn đến bàn ăn, cam đặt qua chương trình sẽ được thu hoạch trực tiếp tại vùng trồng ở huyện Bắc Quang (Hà Giang) và huyện Cao Phong (Hòa Bình) rồi vận chuyển đến tay người mua chỉ trong vòng hai ngày. Người tiêu dùng Hà Nội có thể tiếp tục trải nghiệm mô hình phân phối trái cây mới qua thương mại điện tử cũng như thanh toán trực tuyến qua ví điện tử, mô hình đã mang hàng nghìn tấn vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang tới tay người dân thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày tháng trái vài vào vụ.

Chương trình sẽ tổ chức cho bà con nông dân trồng cam tại hai huyện Bắc Quang và Cao Phong được thực hiện các buổi livestream trực tiếp tại vườn cam để giới thiệu nông sản do chính tay mình trồng được trên ứng dụng Sendo và Facebook trong các ngày 23 và 25/11. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiêu thụ nông sản, cam bán trong chương trình sẽ có giá tốt hơn thị trường đến 30%.

Ngoài ra, nhằm cổ vũ thanh toán không tiền mặt trong bối cảnh bình thường mới, khách hàng thanh toán bằng ZaloPay, SmartPay hoặc MoMo sẽ được giảm thêm lên đến 30.000 VNĐ phí vận chuyển.

Chương trình Tuần lễ Nông sản Việt trực tuyến nhằm xúc tiến tiêu thụ cam vàng Hà Giang và cam Cao Phong Hòa Bình diễn ra liên tục từ nay đến hết tháng 11 trên sàn Sendo.

PV
Bạn đang đọc bài viết Đưa cam Hà Giang và Cao Phong lên sàn thương mại điện tử tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Thương mại điện tử - giải pháp hỗ trợ kịp thời tiêu thụ các sản phẩm nông sản
Việc đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các địa phương thông qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế số nông thôn giúp hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, HTX kịp thời tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong thời kỳ dịch Covid-19.
Ngăn chặn trốn thuế mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch thương mại điện tử
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử. Trong đó có nhiều quy định mới nhằm ngăn chặn tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách miễn thuế để chia, tách hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.