Hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc lao đao vì sức ép của Mỹ

18/12/2020, 14:12

TCDN - Sức ép từ chính phủ Mỹ trong những tuần cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump đang đẩy hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc vào cảnh hỗn loạn.

Ban lãnh đạo Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) - hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc - thông báo họ đang xác minh tình trạng hỗn loạn nội bộ mà giới truyền thông trong nước đưa tin, theo Reuters.

Nội dung các bài báo cho thấy ông Liang Mong Song - đồng Tổng giám đốc của SMIC - từ chức để phản đối việc bổ nhiệm ông Chiang Shang Yi vào hội đồng quản trị. Ông Chiang là cựu đồng giám đốc vận hành của nhà sản xuất chip TSMC (Đài Loan).

Không ai biết SMIC đề cập tới bài báo hay bản tin nào. Tuy nhiên, trong một tuyên bố mà SMIC gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, tập đoàn khẳng định ông Liang sẵn sàng từ chức trong một số trường hợp.

SMIC, hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, là nhân tố quan trọng đối với mục tiêu tự chủ chất bán dẫn của Bắc Kinh, nhằm hiện thực hóa tham vọng dẫn đầu về công nghệ trong tương lai. Ảnh: SCMP

SMIC, hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, là nhân tố quan trọng đối với mục tiêu tự chủ chất bán dẫn của Bắc Kinh, nhằm hiện thực hóa tham vọng dẫn đầu về công nghệ trong tương lai. Ảnh: SCMP

"Tập đoàn đang cố gắng xác minh ý định thực sự của ông Liang. Chúng tôi sẽ công bố mọi thông báo tiếp theo về vấn đề vào thời điểm thích hợp", tập đoàn tuyên bố.

Hỗn loạn bên trong ban lãnh đạo của SMIC xảy ra vào giữa giai đoạn khó khăn của hãng sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump liên tục triển khai các biện pháp kiểm soát các tập đoàn nhà nước Trung Quốc trong những tuần cuối ở Nhà Trắng.

SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, là nhân tố quan trọng đối với mục tiêu tự chủ chất bán dẫn của Bắc Kinh, nhằm hiện thực hóa tham vọng dẫn đầu về công nghệ trong tương lai.

Báo giới Trung Quốc, bao gồm Nhật báo Economic Information và Beijing News, đã đăng một lá thư từ chức của ông Liang. Trong thư, Liang cảnh báo áp lực từ phía Mỹ đang đe dọa nghiêm trọng sự phát triển công nghệ tiên tiến tại SMIC. Vị đồng Tổng giám đốc cũng bày tỏ sự lo ngại về việc bổ nhiệm hội đồng quản trị.

"Đề xuất nhân sự hiện tại chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến triển vọng của công ty. Tôi rất bất ngờ và khó hiểu trước quyết định ấy. Trước đó, tôi không hề có thông tin về quyết định, nên thực sự cảm thấy tập đoàn không còn tôn trọng và tin tưởng tôi nữa", ông nhận xét.

Các nhà phân tích tại hãng Bernstein nói ông Liang đã bỏ phiếu trắng về quyết định bổ nhiệm ông Chiang.

"Liang là người trực tiếp đóng góp cho những tiến bộ mới đây của SMIC. Vì thế, sự ra đi của ông sẽ gây phản ứng tiêu cực trên thị trường. Chính ông đã thúc đẩy sự phát triển của SMIC", các chuyên gia của Bernstein bình luận. Theo họ, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc có thể đứng trước nguy cơ tụt lại phía sau trong tương lai ông Liang thực sự từ chức. Do bản tin, cổ phiếu SMIC giảm lần lượt 5% và 5,5% trên sàn Hong Kong và Thượng Hải.

Gần đây, SMIC trở thành cái gai trong mắt Nhà Trắng khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Lệnh cấm vận SMIC sẽ là đòn trực tiếp đối với tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Thông qua những tập đoàn như SMIC, Bắc Kinh hy vọng họ sẽ đuổi kịp phương Tây về công nghệ sản xuất chip và đã đầu tư hàng tỷ USD vào ngành với hy vọng xây dựng tập đoàn của người Trung Quốc.

Đa số nguồn cung cấp chip của Trung Quốc đến từ các doanh nghiệp nước ngoài. Trung Quốc nhập khẩu nguyên vật liệu cho mọi sản phẩm, từ điện thoại thông minh, máy tính đến thiết bị viễn thông. Năm ngoái, quốc gia tỷ dân nhập khẩu khối lượng chip trị giá 306 tỷ USD, tương đương 15% tổng giá trị nhập khẩu của cả nước, theo thống kê của chính phủ.

Chính phủ Trung Quốc đã cam kết cải tiến công nghệ sản xuất chip. Hồi đầu năm nay, SMIC công bố kế hoạch đầu tư mạnh vào công nghệ và bắt kịp các đối thủ trên toàn cầu. Phần lớn cổ đông lớn của SMIC là doanh nghiệp quốc doanh.

Dù đạt nhiều thành tựu lớn, SMIC vẫn tụt hậu so với các đối thủ hàng đầu trong ngành như Itel, Samsung và TSMC 3-5 năm. Giới phân tích nhận định họ phải vượt qua một chặng đường dài để trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Áp lực từ Washington có thể khiến mục tiêu càng trở nên xa vời hơn.

Nhã Vy/theo Reuters
Bạn đang đọc bài viết Hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc lao đao vì sức ép của Mỹ tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Trung Quốc phạt loạt doanh nghiệp lớn vì 'hành vi độc quyền'
Cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc đã phạt Alibaba, Tencent và SF Holding vì không tiết lộ việc mua lại của các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn, đẩy mạnh việc thực thi hành vi mà họ gọi là hành vi doanh nghiệp độc quyền để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.