Hơn 90% các giao dịch thu ngân sách được thực hiện qua ngân hàng

22/04/2021, 17:09

TCDN - Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong 3 năm qua, thanh toán dịch vụ công tiếp tục được mở rộng như 92,3% các giao dịch thu ngân sách được thực hiện qua ngân hàng, 94,35% số tiền điện được thanh toán qua ngân hàng.

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh Toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, khuôn khổ pháp lý và chính sách trong hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ mới, hiện đại để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt..

Thanh toán dịch vụ công tiếp tục được mở rộng triển khai rộng rãi, qua 3 năm thực hiện Quyết định về Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.

Thu ngân sách qua ngân hàng được đẩy mạnh.

Thu ngân sách qua ngân hàng được đẩy mạnh.

“Thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công đã mở rộng về số lượng dịch vụ triển khai, về quy mô xử lý và chất lượng dịch vụ, như 92,3% các giao dịch thu ngân sách được thực hiện qua ngân hàng hay 94,35% số tiền điện được thanh toán qua ngân hàng, vượt mức mục tiêu đề ra tại Đề án”, ông Dũng dẫn chứng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 3 năm 2021 có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động; toàn thị trường hiện có 272.263 POS và 19.714 ATM (tăng tương ứng 6,06% và 0,85% so với cùng kỳ năm 2020).

Thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. So với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet đạt 156,2 triệu món với giá trị 8,1 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị); giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 395,05 triệu món với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 78% về số lượng và  103% về giá trị); giao dịch qua kênh QR code đạt 5,3 triệu món với giá trị 4.479 tỷ đồng (tăng tương ứng 83% về số lượng và 146% về giá trị).

Ông Dũng cho hay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính hoạt động ổn định, an toàn. Trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt 37 triệu món với giá trị là hơn 31 triệu tỷ đồng (tăng 6,32% về số lượng và tăng 22,98% về giá trị giao dịch so với 3 tháng đầu năm năm 2020).​

Trong 3 tháng đầu năm 2021, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử của Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cũng có sự tăng trưởng nhanh chóng, đạt 482,5 triệu món với giá trị gần 4,6 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 103,26% về số lượng và 147,65% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020).

Bên cạnh đó, các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trực tuyến vẫn tiếp tục được Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thanh toán trực tuyến và góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đối phó với dịch bệnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Hơn 90% các giao dịch thu ngân sách được thực hiện qua ngân hàng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng giảm mạnh
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tuần đầu của tháng 3/2021, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 512.227 tỷ đồng, bình quân 104.245 tỷ đồng/ngày; Doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 147.241 tỷ đồng.
Thanh toán không dùng tiền mặt: Doanh nghiệp vẫn chờ pháp lý
Dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), song hoạt động này chưa có nhiều tiến triển do vẫn còn một số khoảng trống về pháp lý và cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện. Trong khi đó, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) đầu tư cầm chừng và chờ đợi.
Thí điểm dịch vụ Mobile - Money thanh toán hàng hóa trong 2 năm
Doanh nghiệp thực hiện thí điểm chỉ được phép cung ứng dịch vụ Mobile - Money để chuyển tiền, thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành để phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân.