Làm gì để hàng hoá Việt Nam tránh bị đánh thuế carbon?

21/04/2023, 07:08
báo nói -

TCDN - Hàng loạt sản phẩm như sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm sẽ bị đánh thuế carbon khi nhập khẩu vào thị trường EU trong khi doanh nghiệp Việt Nam thiếu dữ liệu phát thải, chuyển dịch năng lượng chưa hoàn thiện, đầu tư năng lượng tái tạo chưa đủ… là thách thức lớn.

Tháng 12/2022, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ thực hiện “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)”. Theo đó sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với 6 loại hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao là sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU sẽ phải mua "chứng chỉ khí thải" theo mức giá carbon hiện nay tại EU.

Toạ đàm Thị trường Carbon, cơ hội nào cho Việt Nam? đề xuất, khuyến nghị chính sách, giải pháp và hành động nhằm phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam.

Toạ đàm "Thị trường Carbon, cơ hội nào cho Việt Nam?" đề xuất, khuyến nghị chính sách, giải pháp và hành động nhằm phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam.

Dự kiến 10/2023, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM. Nhà nhập khẩu sẽ được yêu cầu tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo và không chịu phí CBAM.

Đến tháng 1/2026, CBAM bắt đầu được dần dần đưa vào song song với việc loại bỏ dần hạn ngạch miễn phí của EU ETS (thị trường mua bán khí phát thải của Liên minh châu Âu). Đến 2027 Ủy ban Châu Âu thực hiện rà soát toàn diện về CBAM. Và đến 2034, CBAM chính thức vận hành toàn bộ.

Trong khi doanh nghiệp Việt Nam thiếu dữ liệu phát thải, chuyển dịch năng lượng còn chưa hoàn thiện, đầu tư năng lượng tái tạo chưa đủ. Vậy cần làm gì để ứng phó khi EU sắp đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu?

Trao đổi về vấn đề này, tại toạ đàm "Thị trường Carbon, cơ hội nào cho Việt Nam?", ông Nguyễn Thành Công - Phó trưởng phòng Kinh tế và Thông tin Biến đổi khí hậu - Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, qua việc kiểm kê khí nhà kính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mức phát thải nước ta dao động khoảng mức 300 triệu tấn/năm, tương đương mỗi người phát thải 3 tấn/năm.

Lĩnh vực phát thải nhiều nhất là năng lượng, do Việt Nam là quốc gia đang phát triển, sử dụng nguồn năng lượng lớn, nhất là năng lượng hoá thạch. Ở chiều ngược lại, lĩnh vực giảm phát thải và hấp thụ nhiều nhất là rừng.

Ông Công cho biết, có 3 cấp kiểm kê phát thải khí nhà kính. Cấp đầu tiên là cấp quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì.Cấp thứ hai là cấp ngành, gồm các ngành phát thải nhiều như năng lượng, giao thông, xây dựng. Cấp thứ ba là cấp cơ sở, gồm các nhà máy, cơ sở phát thải.

"Hiện Chính phủ quy định khoảng 1.900 doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính. Theo lộ trình, đến 2025, doanh nghiệp phải gửi số liệu hoạt động đến các đơn vị chủ quản, để các bộ chủ quản tính toán kiểm kê khí nhà kính, lượng phát thải", ông Nguyễn Thành Công cho biết thêm.

Ông Nguyễn Thành Công - Phó trưởng phòng Kinh tế và Thông tin Biến đổi khí hậu - Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng góp phương án để doanh nghiệp Việt Nam ứng phó khi EU áp thuế carbon sang EU.

Ông Nguyễn Thành Công - Phó trưởng phòng Kinh tế và Thông tin Biến đổi khí hậu - Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng góp phương án để doanh nghiệp Việt Nam ứng phó khi EU áp thuế carbon sang EU.

Ông Nguyễn Thành Công khuyến nghị có hai giải pháp cho vấn đề này. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có thể đàm phán với doanh nghiệp nhập khẩu Châu Âu về việc có áp mức thuế carbon ngay hay không?

Thứ hai, doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang Châu Âu cần chứng minh được đã có động thái góp phẩm giảm phát thải trên từng sản phẩm xuất khẩu thì có thể không phải chịu mức thuế carbon.

Ông Nguyễn Thành Công cho rằng, trong tương lai, cần tập trung nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng mặt trời, gió, năng lượng sinh khối. Đồng thời tập trung vào các dự án tiết kiệm năng lượng.

Ông Vũ Chí Công - Trưởng phòng Cấp cao về ESG của Vinacapital - cho rằng, Việt Nam đang trong quá trình hình thành thị trường tín chỉ carbon bắt buộc. Dự kiến đến năm 2028, chúng ta sẽ có thị trường carbon. "Do hiện nay chưa có những quy định về thị trường carbon nên chúng tôi muốn tập trung vào thị trường tự nguyện và bán tín chỉ carbon trên chính thị trường này. Tại Việt Nam hiện đang có 2 dự án bán tín chỉ carbon ra quốc tế là dự án rừng Bắc Trung Bộ có giá khoảng 6 USD/tấn và dự án ở Quảng Nam là 10 USD/tấn", ông Công nói.

Đánh giá về thị trường carbon trong nước và thế giới, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho hay: Tín chỉ carbon ngày càng khan hiếm trên thế giới trong khi Việt Nam có tới ¾ đất là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Theo tính toán, nếu chúng ta chặt rừng để trồng keo thì bình quân mỗi năm thu được khoảng 75 triệu đồng/ha, nhưng nếu làm phát thải carbon ở mức có thể đạt 150 tấn phát thải carbon/ha, với mức thu nhập bình quân 40 USD/tấn thì là 6.000 USD/ha/năm. “Đây là mức trung bình còn hiện chúng tôi đo đạc ở một số khu vực sinh quyển tốt như Hương Sơn (Hà Tĩnh) đạt tới 196 tấn carbon/năm, vùng nghèo ở Hà Tĩnh vào khoảng 110 tấn, đặc biệt rừng cây bản địa còn có giá trị cao hơn”, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Theo số liệu thống kê, kết thúc năm 2021, giá tín chỉ phát thải carbon tại EU-ETS ở mức hơn 80 euro/tấn, cao hơn gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2020, do nhu cầu từ các nhà đầu tư tăng mạnh và EU siết chặt các chính sách về khí hậu cho mục tiêu giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030. Thị trường carbon toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Hoàng Tư
Bạn đang đọc bài viết Làm gì để hàng hoá Việt Nam tránh bị đánh thuế carbon? tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Thái Lan dự kiến đánh thuế carbon từ năm 2023
Cục Thuế Thái Lan đang nghiên cứu các biện pháp để đánh thuế carbon đối với hàng hóa và dịch vụ thải ra lượng lớn khí carbon trong bối cảnh một số quốc gia khác đã bắt đầu áp dụng việc thu thuế này.
Đan Mạch đề xuất đánh thuế carbon doanh nghiệp
Chính phủ Đan Mạch vừa đề xuất áp dụng thuế mức thuế 1.125 crown Đan Mạch (164,21 USD) cho mỗi tấn carbon dioxide đối với doanh nghiệp như một giải pháp để đạt được mục tiêu chống biến đổi khí hậu đầy tham vọng của đất nước.