Làm gì để nâng sản lượng tiêu thụ xi măng trong 6 tháng cuối năm?

17/07/2023, 20:58
báo nói -

TCDN - Xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 14 triệu tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị xuất khẩu ước đạt 700 triệu USD.

Bộ Xây dựng cho biết, sản lượng sản xuất và tiêu thụ một số vật liệu xây dựng chủ yếu 6 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh, trong đó xi măng giảm 10% so với cùng kỳ.

Cụ thể, sản lượng xi măng ước đạt 39 triệu tấn, giảm 7%; tiêu thụ đạt 43 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó, tiêu thụ nội địa đạt 29 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker đạt 15 triệu tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022).

Xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 14 triệu tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 14 triệu tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.

Giá trị xuất khẩu ước đạt gần 700 triệu USD. Theo đó, nhiều ngành hàng vật liệu xây dựng gặp khó như: gạch ốp lát sản xuất đạt khoảng 191 triệu m2, giảm 10% và tiêu thụ chỉ khoảng 145 triệu m2, giảm tới 17%.“Nguồn cung lớn, cạnh tranh bán hàng khốc liệt, trong khi thị trường bất động sản trầm lắng, công trình, dự án cũng chậm triển khai, thậm chí phải giãn/hoãn tiến độ khi gặp khó khăn về nguồn vốn, giải ngân vốn đầu tư công chưa thuận lợi”, theo ông Hà Quang Hiện, Chánh văn phòng Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem).

Giá xuất khẩu clinker xuống thấp (có thời điểm thấp hơn chi phí biến đổi), tại các địa phương có hệ thống nhà máy xi măng lớn như Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa… đều có những doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất theo hướng dừng lò hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên nhân đầu tiên do thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp thiếu vốn, lãi suất ngân hàng cao… nên thị trường vật liệu xây dựng gần như ngưng trệ.

Theo đó, việc điều chỉnh sản lượng xi măng sau khi phân tích các dấu hiệu chuyển động của thị trường xây dựng, bất động sản tổng quan ngành về cung cầu là tất yếu.

Ông Lương Đức Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho hay, năm 2022, sản xuất, tiêu thụ xi măng giảm so với năm 2021. Từ đầu năm đến nay, sản xuất, tiêu thụ xi măng chưa có nhiều khởi sắc. Trong khi đó, ngành xi măng lại đang phải đối mặt với khó khăn như: giá nhiên liệu (than, điện…), vận tải tăng nhưng nhu cầu thị trường giảm mạnh. Đầu ra bị tắc nghẽn khiến tồn đọng sản phẩm, vốn tăng… khiến khó khăn chồng chất cho doanh nghiệp. Chi phí than chiếm 45 - 55% giá thành sản xuất 1 tấn clinker (tương ứng giá than 3,3 - 5 triệu đồng/tấn); chi phí điện chiếm 17 - 20% giá thành một tấn xi măng.

Trong khi đó, giá năng lượng tăng kéo theo giá vận tải cũng tăng theo. Trước tình hình tiêu thụ nội địa chậm, nhiều doanh nghiệp xi măng đã chọn xuất khẩu là giải pháp tình thế để giải quyết nguồn xi măng dư thừa. Thế nhưng, 6 tháng đầu năm 2023, thị trường xuất khẩu xi măng của Việt Nam cũng không khả quan.Tình hình xuất khẩu xi măng sang thị trường lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc khá ảm đạm, do thị trường bất động sản nước này chưa hồi phục hoàn toàn.

Thị trường xuất khẩu xi măng lớn thứ hai của Việt Nam là Philippines, nhưng vừa qua nước này đã chính thức công bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm xi măng từ Việt Nam, khiến xuất khẩu xi măng sang thị trường này không mấy dễ dàng.

Các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu xi măng, clinker sang khu vực châu Mỹ nhưng khối lượng chưa nhiều bởi xuất khẩu sang những thị truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Banglades vẫn chưa giải quyết được lượng hàng dư thừa.

Từ tháng 10/2023, có 27 quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) thực hiện thí điểm cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Từ năm 2026, EU sẽ đánh thuế carbon lên sắt thép, xi măng, phân bón sẽ càng khó khăn cho phương án xuất khẩu xi măng sang châu Âu của Việt Nam ta.

Do đó, các nhà nhập khẩu phải báo cáo lượng khí thải có trong xi măng, clinker, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải” theo mức giá carbon hiện nay tại EU. Điều này buộc nhà sản xuất xi măng phải giảm lượng phát thải đạt chuẩn, theo yêu cầu của EU. Đây cũng là “điểm yếu” của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam nếu không chuyển đổi sản xuất xanh.

Đặc biệt, thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10% theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên không tái tạo. Việc thuế xuất khẩu tăng nhưng giá clinker xuất khẩu không tăng khiến khó khăn của doanh nghiệp càng thêm chồng chất.

Dưới góc độ Hiệp hội, ông Lương Đức Long đề xuất cần đẩy mạnh đầu tư công, khơi thông vốn cho bất động sản. Theo đó, cần tháo gỡ điểm nghẽn đầu ra của ngành vật liệu bằng cách tăng cường xây dựng nhà ở (đặc biệt là nhà ở xã hội), khu đô thị, đường giao thông…, nhất là đường giao thông ở khu vực các tỉnh phía nam để vừa tạo đầu ra cho sản phẩm, vừa có hạ tầng thuận lợi.

Kiến nghị hỗ trợ xuất khẩu để điều tiết cung – cầu khi dư thừa bằng giải pháp như: giảm/tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker (áp dụng mức 5%); tạo điều kiện cho các nhà sản xuất sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế, tận dụng nhiệt thải lò nung phát điện để đạt mục tiêu kép: vừa tránh giá năng lượng cao, vừa giải quyết rác thải, chất thải.

Trước mắt, các doanh nghiệp xi măng nên tìm cách phát triển sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút được nhiều khách hàng hơn và tăng doanh số bán hàng. Đa dạng hóa các sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xi măng đi vào nhiều phân khúc thị trường, tối đa hóa các ứng dụng sử dụng sản phẩm xi măng trong đời sống xã hội.

Để làm được điều trên, các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp xi măng cần tối ưu hóa sản xuất qua việc cải tiến công nghệ để tăng năng suất và giảm chi phí. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Đặc biệt là vấn đề tận dụng nhiệt dư để phát điện và sử dụng đốt rác thải thay thế một phần nhiên liệu.

Thanh Thanh
Bạn đang đọc bài viết Làm gì để nâng sản lượng tiêu thụ xi măng trong 6 tháng cuối năm? tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Xi măng Bỉm Sơn báo lỗ quý 1 gần 47 tỷ đồng
Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (mã chứng khoán BCC) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 1 năm 2023 với ghi nhận doanh thu thuần đạt 848 tỷ đồng, giảm 28 % so với cùng kỳ năm 2022 và lỗ sau thuế hơn 47 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước báo lãi 68,6 tỷ đồng.