Loạt lùm xùm tài chính Trường Quốc tế Mỹ - AISVN: Họp đưa ra phương án giải quyết gì?

29/03/2024, 14:24
báo nói -

TCDN - Bà Út Em - Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ - AISVN xác nhận việc phụ huynh không muốn chiếm trường như thông tin đăng trên các báo. Bà Em đã thất hứa rất nhiều lần với phụ huynh vì gánh nặng tài chính bà chưa thể xoay sở. Vậy có cách nào giữ trường để con em tiếp tục được học tập?

Ngày 21/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM cùng Phòng an ninh chính trị nội bộ (PA03) với sự có mặt của bà Út Em ( Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ - AISVN), Giáo viên đang công tác tại trường cùng đối thoại với phụ huynh đang có con em theo học tại trường để bàn phương án giải quyết tình hình hiện tại.

Trước câu hỏi ngày 1/4/2024 sắp tới, gần 1.400 học sinh đã đóng học phí đầy đủ có quay trở lại trường được không? Bà Út em bày tỏ mong muốn học sinh đến trường nhưng hiện tại tình hình đang rất khó khăn và không thực hiện được cam kết này.

Trường Quốc tế Mỹ - AISVN từng gây chú ý hồi cuối tháng 9 năm ngoái khi bị nhiều phụ huynh tụ tập đòi nợ, số khác làm đơn kiện lên toà án yêu cầu trả tiền và lãi suất.

Trường Quốc tế Mỹ - AISVN từng gây chú ý hồi cuối tháng 9 năm ngoái khi bị nhiều phụ huynh tụ tập đòi nợ, số khác làm đơn kiện lên toà án yêu cầu trả tiền và lãi suất.

Sau đó, phụ huynh đã đề xuất phương án hỗ trợ cho vay một phần để chi trả lương cho giáo viên và nhân viên trong quá trình chờ bà Út Em tiếp tục đàm phán với quỹ đầu tư dài hạn và phải kết thúc đàm phán thành công và đi đến ký kết hợp đồng mua bán vào tháng 6/2024, phải đảm bảo các điều kiện như sau:

Phòng chính trị nội bộ (PA03) Tp.HCM sẽ đồng hành giám sát và làm việc với bà Út Em từ nay để xác minh việc bà Út Em có thực sự đang tiến hành việc tái cấu trúc tài chính dài hạn như bà đã nói hay không để PA03 chia sẻ thông tin về quỹ đầu tư này với phụ huynh nhằm xác minh tính xác thực.

Theo đó, bà Út Em phải cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ, hợp đồng, tài liệu liên quan để cơ quan chức năng để chứng minh rằng bà Út Em đang tiến hành việc tái cấu trúc tài chính dài hạn như bà đã đề cập và đã đưa ra thông báo, cam kết với tất cả phụ huynh, kể cả những phụ huynh có con đã ra trường theo email từ Hội đồng trường vào ngày 21/09/2023.

Sau khi thông tin này xác thực, ngày 24/03 đại diện của Hội phụ huynh sẽ lập tức kêu gọi sự hỗ trợ cho vay từ tất cả phụ huynh để chi trả lương cho cán bộ công nhân viên của Trường Quốc tế Mỹ - AISVN trong thời gian từ đây cho đến hết năm học 2023 – 2024 ( bao gồm cả tiền lương còn lại của tháng 01/2024 và tháng 02/2024). Số tiền cho vay này sẽ được quản lý chi tiêu từ một công ty kế toán chuyên nghiệp bên ngoài do phụ huynh quản lý và chỉ định. Hội đồng quản trị của trường AISVN không được tiếp cận hay kiểm soát tài khoản này.

Theo phụ huynh, Hợp đồng đầu tư giáo dục Trường Quốc tế Mỹ - AISVN ký với họ thực ra là một khoản vay, phụ huynh cho nhà trường vay, không tính lãi suất trong suốt thời gian trường đào tạo học sinh.

Theo phụ huynh, Hợp đồng "đầu tư giáo dục" Trường Quốc tế Mỹ - AISVN ký với họ thực ra là một khoản vay, phụ huynh cho nhà trường vay, không tính lãi suất trong suốt thời gian trường đào tạo học sinh.

Trong hợp đồng có nêu, trường hợp bên A chậm trễ thanh toán số tiền cho bên B thì ngoài số tiền gốc phải trả, bên A còn phải trả cho bên B khoản lãi chậm hoàn trả theo lãi suất huy động của Hội Sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tình trên số ngày thực tế chậm trả và số tiền chậm hoàn trả. Thời gian chậm hoàn trả (nếu có) tối đa 30 ngày.

Trong hợp đồng có nêu, trường hợp bên A chậm trễ thanh toán số tiền cho bên B thì ngoài số tiền gốc phải trả, bên A còn phải trả cho bên B khoản lãi chậm hoàn trả theo lãi suất huy động của Hội Sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tình trên số ngày thực tế chậm trả và số tiền chậm hoàn trả. Thời gian chậm hoàn trả (nếu có) tối đa 30 ngày.

Ngoài Hợp đồng vay vốn, hai bên còn có lời chứng của công chứng viên. Tới nay phụ huynh vẫn rất bất lực trong việc đòi lại tiền.

Ngoài Hợp đồng vay vốn, hai bên còn có lời chứng của công chứng viên. Tới nay phụ huynh vẫn rất bất lực trong việc đòi lại tiền.

Trước ngày 24/03/2024, cơ quan chức năng thông báo việc tái cấu trúc dài hạn của bà Út Em không rõ ràng và không thể xác thực được thì bà Út Em phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và ngay lập tức thông báo rõ về tình trạng hoạt động của trường cho các cơ quan chức năng và toàn thể phụ huynh bằng văn bản. 

Đặc biệt, bà Út Em phải giao lại việc tái cấu trúc tài chính dài hạn cho quỹ hoặc tổ chức tài chính do cơ quan pháp luật chỉ định. Hội phụ huynh được quyền giám sát dài hạn việc thực hiện hoạt động của trường nhằm bảo đảm quyền lợi học tập và đến trường của toàn thể học sinh AISVN.

Ngoài ra, bà Út Em tự nguyện cam kết tất cả các khoản tiền của tất cả các học sinh mới nhập học và học sinh đang theo học tại trường phải được nộp vào tài khoản mới do hội phụ huynh quản lý như đã nói ở trên.

Về việc tái cấu trúc, bà Em từng đề cập tới 1 quỹ đầu tư (tạm gọi là quỹ A) đã và đang làm việc với đại diện trường một thời gian. Đại diện trường sẽ có cuộc họp làm việc với quỹ A trong ngày 20/3. Nếu trong thời hạn này, quỹ A và trường không thống nhất được phương án tài chính vận hành dài hạn và ngắn hạn (bao gồm không chuyển tiền để chi trả các khoản lương và vận hành ngay lập tức), trường sẽ chấm dứt đàm phán với quỹ A tại thời điểm này. Việc này, bà Em đã đồng ý.

Bên cạnh quỹ A này còn có một đơn vị được cho là “có danh tiếng” trong lĩnh vực đầu tư nhưng “yêu cầu giữ kín tiếng” (gọi là quỹ B) đề nghị muốn mua ít nhất 70% cổ phần của AISVN và nắm quyền điều hành. Quỹ B sẵn sàng chi tiền ngay lập tức (sau khi ký biên bản ghi nhớ) để vận hành cho thời điểm hoàn tất việc đàm phán mua bán.

Tuy nhiên, quỹ B này yêu cầu ký biên bản là đơn vị duy nhất tham dự đàm phán và đầu tư, yêu cầu AISVN cung cấp số liệu như báo cáo liên ngành. Ngay khi chấm dứt đàm phán với quỹ A, AISVN sẽ tiến hành ký kết với quỹ B ngay lập tức, chậm nhất vào cùng ngày 20/4.

Đáng chú ý, cả 2 quỹ nêu trên đều muốn là tổ chức tài chính duy nhất mua phần lớn cổ phần của AISVN và nắm quyền kiểm soát. Nếu 1 trong 2 phương án này xảy ra thì bà Em sẽ không còn quyền kiểm soát AISVN và mất đi 70% cổ phần. Liệu 2 quỹ này thật sự có thật hay không, nếu đàm phán thành công bà Em có đành lòng ký kết tái cấu trúc dài hạn và mất quyền kiểm soát AISVN hay không?

Hiện nay, trường Quốc tế Mỹ - AISVN là 1 trong những trường phổ thông có mức học phí đắt đỏ nhất Tp.HCM với mức học phí của trường từ mầm non đến lớp 12 là từ 280 triệu - 725 triệu/năm. Mức học phí trên chưa tính hàng loạt các khoản phí khác như phí hồ sơ đầu vào, phí ghi danh, phí chương trình phát triển Anh ngữ, các chương trình hoạt động trải nghiệm học tập thực tế, các bài thi của tổ chức bên ngoài.

Phí hồ sơ đầu vào mỗi học sinh từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu tùy cấp học. Phí ghi danh của trường theo từng khối lớp, dao động từ 25 đến 45 triệu đồng. Phí chương trình phát triển Anh ngữ bổ sung từ 40 đến 50 triệu đồng/năm. 

Chưa hết, Bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường hiện đang là Chủ tịch HĐQT và người đại diện của nhiều công ty như CTCP Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS, CTCP Đầu tư Giáo dục Quốc tế Mỹ, CTCP Đầu tư Đại học Quốc tế Mỹ, CTCP Tập đoàn Giáo dục Quốc tế, CTCP Tập đoàn Quốc tế Mỹ.

Bà Em sẽ lựa chọn cách nào để tái cấu trúc Trường AISVN.

Bà Em sẽ lựa chọn cách nào để tái cấu trúc Trường AISVN.

Với số tiền học phí khủng như trên, với cương vị là chủ nhiều doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực giáo dục thì doanh thu mỗi năm bà thu về sẽ khủng cỡ nào. Tuy nhiên, hiện tại hệ sinh thái giáo dục này lại đang lỗ nặng. Vậy lý do bà khư khư giữ ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị AISVN để được gì, tại sao lại phải ôm một "cục nợ" khá lớn khi bản thân bà không thể xoay sở tài chính trong khoảng thời gian khá dài. 

Ngoài quỹ đầu tư này, bà Em có thêm phương án nào để xoay sở tài chính không. Nếu không đàm phán thống nhất để ký kết với quỹ đầu tư, bà Em sẽ phải nghĩ tới phương án cuối cùng là “bán trường”. Việc mất 70% cổ phần và bán luôn cơ ngơi mình nắm giữ bao năm nay là việc không hề dễ với bà Em. Với bà Em, trường AISVN là doanh nghiệp được thành lập để kinh doanh nhưng với học sinh ở trường thì đó là nơi nuôi dưỡng các em về kiến thức, kỹ năng sống, là nơi đào tạo những nhân tài cho tương lai đất nước.

Bà Út Em cần nỗ lực hợp tác với cơ quan chức năng về việc xác thực quỹ đầu tư, cố gắng đi đến thỏa thuận thành công về việc tái cấu trúc hoặc có phương án tài chính phù hợp trong thời gian tới.

Trong suốt thời gian huy động (từ năm 2012 tới nay), bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ - AISVN đã sử dụng rất nhiều loại Hợp đồng khác nhau để đánh lạc hướng phụ huynh như "Hợp đồng cho vay", hoặc "Hợp đồng góp vốn đầu tư"... tổng số tiền mà Trường đã huy động và đang nợ của họ lên đến hơn 3.200 tỷ đồng, trong số phụ huynh đã đóng lên đến hơn 4.000 tỷ đồng.

Theo thông tin PV mới xác nhận được, Bà Nguyễn Thị Út Em đã ly hôn với Chồng là Ông Hồ Quang Trung. Giữa 2 người này đã không còn quan hệ vợ chồng từ năm 2018.

Thanh Tùng - Thanh Thanh
Bạn đang đọc bài viết Loạt lùm xùm tài chính Trường Quốc tế Mỹ - AISVN: Họp đưa ra phương án giải quyết gì? tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan