Một doanh nghiệp bị phát hiện kê sai hàng hóa trong thời gian dài… 'né' thuế nhiều tỷ đồng

17/09/2019, 20:55

TCDN - Một công ty tại quận 12, TP.HCM đã nhập khẩu nhiều lô hàng trong thời gian dài, nhưng lại khai báo sai mã số nên có mức thuế ưu đãi rất thấp. Đến khi lực lượng hải quan tiến hành thanh tra thì phát hiện số tiền thuế chênh lệch lên tới gần 3 tỷ đồng.

Chưa có hành vi trốn thuế

Từ ngày 1/1/2014 đến hết ngày 31/12/2018, công ty TNHH Máy công cụ Liên Minh (có địa chỉ số 50/2 Nguyễn Văn Quá, khu phố 4 phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM) thực hiện đăng ký và khai báo 530 lô hàng nhập khẩu tương ứng 530 bộ tờ khai nhập khẩu loại hình nhập kinh doanh tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 (TP.HCM).

Riêng 8 mặt hàng mặt hàng khai báo “dầu bôi trơn, dầu cắt gọt” tại 53 tờ khai loại hình nhập kinh doanh đóng trong Drums (200 và 208 lít/drum) được công ty khai báo có thuế suất thuế nhập khẩu là 5%, thuế GTGT là 10%.

Lịch trình nhập nhập khẩu của công ty Liên Minh (theo Kết luận thanh tra của cục Hải quan TP.HCM).

Lịch trình nhập nhập khẩu của công ty Liên Minh (theo Kết luận thanh tra của cục Hải quan TP.HCM).

Căn cứ hồ sơ tài liệu thanh tra (bộ tờ khai hải quan; tài liệu kỹ thuật do công ty cung cấp) thì, các mặt hàng Blasocut 2000 Unrversal, Blasocut 2000 CF, Blasocut 4000 Strong, B-COOL 755, B-COOL 9665 có chứa thành phần hàm lượng từ dầu mỏ hoặc từ khoáng bi-tum chiếm dưới 70% thành phần.

Đây là các chế phẩm dầu bôi trơn, không chứa silicone, dạng lỏng dùng vào mục đích làm mát, bôi trơn trong quá trình cắt gọt gia công kim loại, loại này chỉ sử dụng trong ngành cơ khí.

Các mặt hàng này cũng không dùng trong các ngành công nghiệp dệt, sợi, vải, da thuộc... do vậy, có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 18%.

Riêng các mặt hàng Blasocut GR50, Grindex 10, Grindex 10 CO là chế phẩm bôi trơn không chứa các loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc dầu thu được từ khoáng bitum (hàm lượng là 0%) và các thành phần khác.

Sản phẩm được sử dụng để làm mát, bôi trơn trong quá trình cắt gọt gia công kim loại, cũng được sử dụng để gia công vật liệu thủy tinh và gốm.

Nó cũng không dùng trong các ngành công nghiệp dệt, sợi, vải, da thuộc… do vậy, có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%.

Các mặt hàng này cũng không dùng trong các ngành công nghiệp dệt, sợi, vải, da thuộc... do vậy, có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 18%.

Các mặt hàng này cũng không dùng trong các ngành công nghiệp dệt, sợi, vải, da thuộc... do vậy, có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 18%.

Việc thay đổi mã số, thuế suất của các mặt hàng trên dẫn tới chênh lệch thuế tăng là hơn 2,6 tỷ đồng. Trong đó, thuế nhập khẩu là gần 2,4 tỷ đồng, thuế GTGT là hơn 240 triệu đồng.

“Đến thời điểm hiện tại, hành vi khai sai mã số, thuế suất, dẫn dến ảnh hưởng số thuế phải nộp nêu trên chưa có cơ sở khẳng định công ty có hành vi cố tình trốn thuế, do đó, phải bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Cụ thể, yêu cầu công ty khẩn trương nộp số tiền thuế ấn định, tiền phạt chậm nộp và tiền phạt vi phạm hành chính nêu trên vào ngân sách Nhà nước”, ông Phan Lê Minh, Phó Cục trưởng cục Hải quan TP.HCM cho biết.

Xử lý cán bộ liên quan

Cục hải quan TP.HCM cũng chỉ đạo Chi cục Hải quan khu vực 1 trên cơ sở tỷ giá, thuế suất, số thuế ấn định tại 53 tờ khai "dầu bôi trơn, dầu cắt gọt" nêu trên, truy thu số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp của công ty Liên Minh vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Đồng thời, rà soát các mặt hàng tương tự từ thời điểm 1/1/2019 đến nay (nếu có phát sinh) và thực hiện ấn định truy thu, xử lý vi phạm.

Về xử lý cán bộ, công chức có liên quan, lãnh đạo cục Hải quan TP.HCM cho rằng, các công chức bước 2, bước 3 không yêu cầu khai báo rõ, bố sung tài liệu kỹ thuật hoặc trưng cầu phân tích, phân loại để xác định thành phần, công dụng, tính chất hóa lý, phạm vi sử dụng... để xác định đúng mã số thuế suất dẫn đến sai sót trong thời gian dài.

Hai công chức được phân công thực hiện việc lấy mẫu hàng hóa và xử lý các thủ tục của tờ khai số 102179243240/A11 ngày 21/8/2018 đã có thiếu sót trong công tác hoàn thiện hồ sơ, để xảy ra sự việc chậm trễ kéo dài gần 1 năm không thực hiện xử lý vi phạm đối với công ty Liên Minh.

Sản phẩm được sử dụng để làm mát, bôi trơn trong quá trình cắt gọt gia công kim loại, cũng được sử dụng để gia công vật liệu thủy tinh và gốm.

Sản phẩm được sử dụng để làm mát, bôi trơn trong quá trình cắt gọt gia công kim loại, cũng được sử dụng để gia công vật liệu thủy tinh và gốm.

Từ đó, cục Hải quan TP.HCM cũng đã chỉ đạo chi cục Hải quan khu vực 1 tổ chức xem xét, kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ công chức đã chấp nhận thông quan, chấp nhận mã số hàng hóa khai báo các lô hàng nhập khẩu mà không yêu cầu khai báo bổ sung thành phần, hàm lượng, công dụng... dẫn đến không phát hiện sai phạm, thiếu các khoản thuế nêu trên.

Công ty TNHH Máy công cụ Liên Minh có địa chỉ số 50/2 Nguyễn Văn Quá, khu phố 4 phường Đông Hưng Thuận, quận 12, đăng ký lần đầu ngày 11/08/2006 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp, vốn điều lệ là 8 tỷ đồng.

Ngoài trụ sở chính, công ty còn có chi nhánh tại địa chỉ số 343A Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12.

Công ty này có người đại diện theo pháp luật là ông Dư Hồng Tường (Chủ tịch Hội đồng thành viên), ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh thương mại máy móc thiết bị về cơ khí, phụ tùng cơ khí, dầu các loại dùng cho cơ khí.

Theo Người đưa tin

Bạn đang đọc bài viết Một doanh nghiệp bị phát hiện kê sai hàng hóa trong thời gian dài… 'né' thuế nhiều tỷ đồng tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Chính sách thuế Giá trị gia tăng đối với hàng chuyển đổi mục đích
Đối với mặt hàng máy may công nghiệp nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu nhưng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, nay thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, một số DN thắc mắc việc tính thuế GTGT khi thay đổi mục đích sử dụng ra sao? Khấu trừ thuế GTGT như thế nào?