Mức phí thẩm định nghề Thừa phát lại thay đổi như thế nào?

05/02/2021, 10:55

TCDN - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 05/2021/TT-BTC nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại.

Thông tư 05/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính vừa ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung cho Thông tư số 223/2016.

Thông tư 05 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung mức phí thẩm định điều kiện hành nghề Thừa phát lại

Thông tư 05 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung mức phí thẩm định điều kiện hành nghề Thừa phát lại

Về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại tại Thông tư 223 đang áp dụng hiện tại như sau: 

Đối với Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại có mức thu 800.000 đồng/hồ sơ. 

Đối với Phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại có mức thu 1.000.000 đồng/hồ sơ.

Đối với nội dung mức thu phí tại điều 4 Thông tư 223 thì Thông tư 05 thay đổi một số nội dung như sau: 

STT Nội dung

Mức thu

(Đồng/hồ sơ)

1 Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại  
a Đối với trường hợp bổ nhiệm Thừa phát lại  
- Tham dự kiểm tra kết quả tập sự 2.700.000
- Bổ nhiệm Thừa phát lại 800.000
b Đối với trường hợp bổ nhiệm lại Thừa phát lại 500.000
2 Phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại  
a Thành lập và cấp Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại 1.000.000
b Cấp Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động 500.000

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí theo tháng và quyết toán theo năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế”.

Và Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi,  bổ sung để phù hợp với thực tiễn: “Các nội dung khác liên quan đến việc kê khai, thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí; Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước”.

Thông tư 05 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 3 năm 2021.  

Hoàng Tư
Bạn đang đọc bài viết Mức phí thẩm định nghề Thừa phát lại thay đổi như thế nào? tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Thu ngân sách đã đạt trên 93% dự toán
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, tính đến ngày 24/12, thu ngân sách nhà nước đạt 93,18% dự toán. Điều đáng mừng, nếu như thời điểm tháng 10, thu ngân sách được dự báo giảm khoảng 190.000 tỷ đồng, thì đến nay giảm khoảng 103.000 tỷ đồng.
Hà Nội muốn Bộ Tài chính 'gỡ vướng' 31 kiến nghị
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, để kinh tế Hà Nội tiếp tục phát triển có chiều sâu, có thể tăng thêm nguồn thu; gia tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển; thành phố rất cần Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách thể hiện cụ thể ở 31 kiến nghị.