Ngân hàng “ồ ạt” mua lại trái phiếu trước hạn

28/12/2023, 14:51
báo nói -

TCDN - Hàng loạt các ngân hàng như Vietcombank, OCB, LPBank đã mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn. Có thể thấy, việc mua lại trái phiếu là một trong những cách giải quyết vấn đề giải ngân vốn đầu ra thấp, nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế vẫn ì ạch hiện nay.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, Ngân hàng OCB vừa mua lại trước hạn toàn bộ 500 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã OCBL2124011. Lô trái phiếu được phát hành ngày 15/12/2021, thời hạn 3 năm, lãi suất cố định 3,2%/năm, là trái phiếu không chuyển đổi, không có đảm bảo và không kèm theo chứng quyền.

Trước đó, Ngân hàng OCB đã mua lại trước hạn toàn bộ 14 lô trái phiếu được phát hành trong năm 2021 và 2022, với tổng giá trị theo mệnh giá là 12.400 tỷ đồng.

Ngân hàng “ồ ạt” mua lại trái phiếu trước hạn.

Ngân hàng “ồ ạt” mua lại trái phiếu trước hạn.

Cùng ngày, Ngân hàng SeABank cũng ra văn bản công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.

Theo đó, SeABank đã chi 1.700 tỷ đồng để mua lại trước hạn toàn bộ 2 lô trái phiếu mã SSBL2124014 và SSBH2124015. 2 lô trái phiếu được phát hành liên tiếp vào ngày 15 và 16/12/2021. Kỳ hạn 3 năm và phải tới cuối năm 2024 mới đáo hạn.

Trong đó, lô trái phiếu SSBL2124014 có tổng giá trị phát hành 700 tỷ đồng và lô trái phiếu mã SSBH2124015 có tổng giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng.

2 lô trái phiếu trên đều có lãi suất cố định 3,6%/năm. Đều là trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyền. Được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ. Mục đích phát hành là để tăng quy mô vốn hoạt động của SeABank.

Ngân hàng Vietcombank cũng đang tiến hành mua lại trước hạn 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 1.300 tỷ đồng trong 2 tháng còn lại của năm 2023, bao gồm 600 tỷ đồng trái phiếu VCBH2128006, 200 tỷ đồng lô trái phiếu VCBH2128002 và 500 tỷ đồng trái phiếu mã VCBH2128004.

Trước đó, Ngân hàng LPBank cũng mua toàn bộ 2 lô trái phiếu mã LPBH2124014 và LPH2124015 phát hành hồi tháng 12/2021 với thời hạn 3 năm, tổng giá trị trái phiếu mua lại lên tới 2.000 tỷ đồng.

Trước đó, tháng 7/2023, LPBank đã chi hơn 4.100 tỷ đồng để mua lại 4 lô trái phiếu trước hạn. Bên cạnh đó, LPBank vừa nhận được thông báo của HNX về việc hủy niêm yết đối với trái phiếu LPB121035. Lý do hủy là trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn. Đây là lô trái phiếu được phát hành ngày 30/12/2021, kỳ hạn 7 năm, tổng giá trị hơn 1.385 tỷ đồng.

Trong khi đó, Ngân hàng VIB đã tiến hành 3 đợt mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng, gồm 200 trái phiếu mã VIB_BOND_L1_2017_003 phát hành ngày 14/12/2017; 800 trái phiếu VIB_BOND_L1_2017_002 phát hành ngày 13/12/2017 và 500 trái phiếu VIB2128020 phát hành ngày 13/12/2021. Cả 3 lô trái phiếu trên đều có kỳ hạn 7 năm và mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu.

Tính từ đầu năm đến nay, VIB đã có 17 đợt mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị mua lại lên tới 6.000 tỷ đồng.

Mới đây, Ngân hàng Agribank thông báo đã phát hành thành công 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng năm 2023, thu hút sự tham gia của 14.156 nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Giới phân tích tài chính cho rằng, việc các ngân hàng ồ ạt mua lại trái phiếu trùng với diễn biến huy động tiền từ dân cư tăng trưởng tích cực trong 3 quý đầu năm, nhưng tín dụng lại tăng chậm.

PV(t/h)
Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng “ồ ạt” mua lại trái phiếu trước hạn tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

TKV sẽ huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh phương thức huy động truyền thống từ nguồn tín dụng thương mại, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) mở rộng thêm các kênh huy động vốn dài hạn khác như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn cho Tập đoàn và các công ty con.
Dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024: Nhiều cơ hội đầu tư, tăng trưởng vượt bậc
Tổ chức phát hành yếu kém được sàng lọc và khoanh vùng; nhóm ngành nghề rủi ro cao cũng đã bộc lộ; thông tin về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) minh bạch hơn… là những yếu tố cho thấy thị trường đã lành mạnh hơn sau giai đoạn thanh lọc; giúp nhà đầu tư có thể tìm kiếm nhiều cơ hội đầu tư thuận lợi.