Ngân hàng UOB nâng dự báo GDP Việt Nam lên 8,2% năm nay

07/10/2022, 11:16
báo nói -

TCDN - Với sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong quý 4/2022, Ngân hàng UOB (United Overseas Bank-Singapore) vừa nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam lên 8,2% trong năm 2022, từ mức công bố 7% trước đó.

Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng UOB (ngân hàng của Singapore) vừa có báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 3 và dự báo quý 4, trong đó ghi nhận lần thứ hai liên tiếp nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay.

Cụ thể, các chuyên gia phân tích tại UOB cho biết trong 3 quý vừa qua, GDP của Việt Nam tăng 8,8% so với cùng kỳ, so với mức tăng 6,4% trong 2 quý đầu năm. Nhiều hoạt động được thúc đẩy trên các lĩnh vực chính trong giai đoạn từ quý 1 đến quý 3. Cụ thể, tính chung 3 quý, ngành xây dựng tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, sản xuất tăng 10,7% và dịch vụ tăng 10,6%.

UOB tiếp tục nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Viêt Nam năm 2022 lên 8,2%.

UOB tiếp tục nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Viêt Nam năm 2022 lên 8,2%.

Sự phục hồi đặc biệt rõ rệt trong lĩnh vực dịch vụ, khi mảng dịch vụ lưu trú và ăn uống trong 3 quý đã tăng 41,7% so với cùng kỳ; trong khi phân khúc vui chơi/giải trí tăng 14,5% so với cùng kỳ, từ mức tăng 8% trong quý 2 do các hạn chế được nới lỏng và khách nước ngoài quay trở lại.

UOB cũng cho biết sự phục hồi mạnh mẽ của GDP trong quý 3 đã tạo nền tảng vững chắc trong 9 tháng từ đầu năm của Việt Nam và là tiền đề cho tăng trưởng mạnh mẽ cả năm. Với mức tăng trong 9 tháng đạt 8,8% so với cùng kỳ, UOB tiếp tục nâng dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam lên 8,2%.

Như vậy, đây là lần thứ hai liên tiếp tổ chức tài chính này nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay. Cuối tháng 6 trước đó, sau khi ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP tích cực trong quý II đạt 7,7%, UOB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam từ 6,5% lên 7,04%.

Trong Dự báo Triển vọng toàn cầu hàng quý mới nhất, UOB dự đoán sẽ có một cuộc suy thoái đối với các nền kinh tế lớn vào năm 2023, mặc dù tại thời điểm này không có sự chắc chắn về mức độ và thời gian của cuộc suy thoái. Hiện ngân hàng này vẫn giữ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam ở mức 6,6%, dựa trên ước tính nhu cầu từ các thị trường chính sẽ tiếp tục chậm lại.

Với chính sách tiền tệ, UOB cho biết Ngân hàng Nhà nước đã gây bất ngờ với việc thắt chặt lãi suất vào cuối tháng 9, qua đó báo hiệu bắt đầu chu kỳ bình thường hóa chính sách sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm % lần thứ ba liên tiếp.

Ngân hàng Nhà nước đã tăng hai lãi suất chính sách lên 1 điểm %, nâng lãi suất tái cấp vốn từ mức thấp lịch sử 4%/năm lên 5%/năm.

Trước đó, tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra chiều 3/10, bà Era Dabla-Norris, Trưởng đoàn giám sát của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ khoảng 7-7,5%; lạm phát trung bình thấp hơn so với mục tiêu 4%, thấp so với các nước trên thế giới và khu vực; các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phục hồi mạnh mẽ và rộng khắp.

Phượng Hoàng
Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng UOB nâng dự báo GDP Việt Nam lên 8,2% năm nay tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

UOB dự báo GDP Việt Nam quý III đạt 7,6%
Các chuyên gia của UOB Việt Nam nhận định, trên cơ sở tăng trưởng GDP trong quý II sẽ đạt 6% so với cùng kỳ năm trước và sau đó tăng lên 7,6% trong quý III.
IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,5% năm 2022
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ khoảng 7-7,5%; lạm phát trung bình thấp hơn so với mục tiêu 4%, thấp so với các nước trên thế giới và khu vực; các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phục hồi mạnh mẽ và rộng khắp.
GDP quý 3/2022 tăng ngoạn mục, đạt 13,67%
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước do quý 3/2021 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh.