Nộp ngân sách 490 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường

07/01/2023, 09:05
báo nói -

TCDN - Năm 2022 lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã thực hiện thanh, kiểm tra 70.902 vụ; trong đó phát hiện và xử lý 43.989 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước trên 490 tỷ đồng.

Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, năm 2022 lực lượng QLTT đã thực hiện thanh, kiểm tra 70.902 vụ, trong đó phát hiện và xử lý 43.989 vụ vi phạm (tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021); chuyển cơ quan điều tra 127 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Qua hoạt động kiểm tra và xử phạt, lực lượng QLTT đã thu nộp ngân sách nhà nước trên 490 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021). Trị giá hàng tịch thu gần 96 tỷ đồng, trị giá hàng hóa áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hơn 19 tỷ đồng.

Nộp ngân sách 490 tỉ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường.

Nộp ngân sách 490 tỉ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường.

Ông Linh nhấn mạnh, ngoài các cuộc thanh, kiểm tra định kỳ, lực lượng QLTT đã tăng cường triển khai các cuộc thanh, kiểm tra đột xuất và có tỷ lệ phát hiện vi phạm, xử phạt rất cao. “Cả năm qua có khoảng 35.000 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, tỷ lệ xử phạt rất cao, giảm được tình trạng đoàn cứ đi vào kiểm tra rồi lại đi ra như những năm trước. Cứ vào 10 vụ thì xử phạt đến 8 - 9 vụ”, ông Linh nói.

“Thời điểm này, tôi đề nghị, lực lượng QLTT cả nước làm mạnh hơn, trách nhiệm hơn so với thời điểm tháng 10,11/2022. Nếu để xảy ra đứt gãy nguồn cung, khan hàng, Quản lý thị trường là lực lượng chịu trách nhiệm đầu tiên”, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Cũng theo Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, qua kiểm tra tại nhiều địa phương như Hà Nội, Tp.HCM, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Bình Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị, Phú Yên... tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Đặc biệt, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái bán trên các nền tảng thương mại điện tử, môi trường internet ngày càng gia tăng.

Hàng giả vẫn được bày bán tại các tuyến phố, chợ truyền thống và tại các trung tâm thương mại lớn. Điển hình là vụ Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo đồng loạt kiểm tra các cửa hàng tại trung tâm thương mại và các chợ lớn ở Tp.HCM như: chợ Tân Hiệp Phát; Trung tâm thương mại Sài Gòn Square…

“Hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn được bày bán tại các tuyến phố, chợ truyền thống và tại các trung tâm thương mại lớn” - ông Trần Hữu Linh thông tin và nhận định, hành vi kinh doanh này đã làm ảnh hưởng lớn đến các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính và quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng.

Bước sang năm mới 2023, dự báo thị trường hàng hóa sẽ còn diễn biến phức tạp, vì vậy lực lượng QLTT sẽ tiếp tục thay đổi cách thức, phương thức làm việc; thực sự là đơn vị nắm đúng thực tiễn thị trường, tham mưu cho Bộ Công Thương, Chính phủ, hướng đến là lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7.

Cùng với đó, trong năm 2023, toàn lực lượng sẽ siết chặt kỷ luật kỷ cương, tiếp tục đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Đối với công tác cán bộ, ông Trần Hữu Linh cho biết, sẽ tiếp tục giới thiệu bổ nhiệm luân chuyển cán bộ không phải người của địa phương, nhất là những địa bàn nóng, phức tạp.

Thái Bình
Bạn đang đọc bài viết Nộp ngân sách 490 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Bình Thuận: Khởi tố 3 cán bộ Cục Quản lý thị trường
Ba bị can gồm Trần Văn Thăng, quyền Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cùng hai kiểm soát viên thị trường là Bùi Viết Mạnh, Ngô Minh Phúc vừa bị khởi tố để điều tra do có dấu hiệu nhận hối lộ.