Núi nợ tiêu dùng khổng lồ ở Indonesia vì mua trước trả sau
TCDN - Các chương trình Mua trước trả sau ngày càng phổ phiến ở Indonesia đang khiến nợ tiêu dùng ở xứ vạn đảo tăng tới mức đáng lo ngại.
Dữ liệu từ Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK) cho thấy nợ tiêu dùng phát sinh thông qua các chương trình mua trước trả sau (BNPL) đã tăng lên 6.130 tỷ rupiah (382 triệu USD) trong quý tính đến tháng 3/2024, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước.
OJK cho rằng sự gia tăng nợ tiêu dùng là do khả năng tiếp cận các dịch vụ BNPL tương đối dễ dàng so với thẻ tín dụng truyền thống, giúp người tiêu dùng tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn.
Thế hệ trẻ ngập trong nợ nần
Không giống như các phương thức thanh toán truyền thống, BNPL cung cấp cho người tiêu dùng một giải pháp thay thế cho thanh toán trả trước mà không cần sử dụng thẻ tín dụng. Nó cũng có chức năng như một lựa chọn tài trợ ngắn hạn cho các giao dịch cụ thể, cho phép người dùng mua hàng và hoãn thanh toán.
Ở Indonesia, thế hệ trẻ là nhóm người dùng BNPL lớn nhất, bao gồm hơn 52% số người mắc nợ, tương đương gần 7 triệu người mắc nợ mỗi tháng, theo một bài báo hồi tháng 2 của hãng truyền thông địa phương Bisnis.com dẫn lời văn phòng tín dụng tư nhân Indonesia IDScore.
Vị trí tiếp theo thuộc về thế hệ Gen Z với 35% số người mắc nợ hoặc trung bình 4,6 triệu người mắc nợ mỗi tháng.
Giải pháp tránh rủi ro
Cơ quan OJK của Indonesia đang nghiên cứu các khung pháp lý phù hợp với các dịch vụ mua trước trả sau để đảm bảo tăng trưởng bền vững và bảo vệ người tiêu dùng.
Phó ủy viên OJK phụ trách giám sát các tổ chức tài chính, ông Jasmi, người giống như nhiều người Indonesia khác, tháng trước đã nói rằng cần có quy định cân bằng để hỗ trợ tăng trưởng ngành đồng thời bảo vệ lợi ích của công chúng.
Báo Antara dẫn lời ông Jasmi cho biết: “OJK đang tiến hành một nghiên cứu về BNPL, bao gồm cả việc liệu nó có yêu cầu các quy định cụ thể hay quy định chung hay không”.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899