Phản hồi bài viết về Công ty Xây dựng Central

03/08/2023, 15:40
báo nói -

TCDN - Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp nhận được ý kiến phản hồi của Công ty Xây dựng Central về nội dung 02 bài báo viết về công ty. Về nội dung này, Tạp chí phản hồi Quý công ty và bạn đọc như sau.

Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp nhận được công văn phản hồi của Công ty cổ phần Xây dựng Central về các bài viết có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp này. 

Công văn của Công ty cổ phần Xây dựng Central phản ánh 02 vấn đề:

"Một là: Nội dung các bài báo chứa rất nhiều nội dung quy kết chủ quan, sử dụng các thuật ngữ như "con nợ xấu", "nguy cơ mất vốn"...mang tính chất mập mờ, khích bác, kích động, thể hiện chủ đích và ý chí rõ ràng muốn hạ thấp uy tín, bôi nhọ hình ảnh của doanh nghiệp nhằm đánh gục danh tiếng Central đã gầy dựng; sử dụng hình ảnh của Central khi chưa được sự cho phép là đi ngược lại với những chuẩn mực, quy tắc của đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

Hai là: Các bài viết đánh giá về tài chính của nhiều chủ đầu tư với luận điệu thiếu khách quan, đậm chất suy diễn, cố tình dẫn dắt người đọc và định hướng dư luận về tình hình tài chính của Central nhằm lập lờ thông tin, gây nhầm lẫn và "đánh tráo khái niệm". Đặc biệt nội dung được đưa ra trong giai đoạn Central đang nỗ lực cùng các tổng thầu hàng đầu khác trong Liên danh Hoa Lư tham gia đấu thầu Dự án Sân bay Long Thành, tiềm ẩn dấu hiệu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh".

Vì những lẽ trên, "Central yêu cầu Tạp chí gỡ bỏ bài đăng có thông tin sai lệch, đăng tải nội dung cải chính, xin lỗi". 

Với tinh thần cẩn trọng, cầu thị, thượng tôn pháp luật, sau khi nhận được công văn, Tạp chí đã liên hệ với Central để làm rõ các nội dung công văn nêu. Tuy nhiên, phía công ty đã không hợp tác.

Do vậy, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp phản hồi cụ thể các nội dung trên như sau: 

Thứ nhất, về thông tin phản hồi bài viết sử dụng những thuật ngữ có nội dung quy kết chủ quan như: "Con nợ xấu", "nguy cơ mất vốn"... Thuật ngữ "Con nợ" là người hoặc chủ thể kinh tế có nghĩa vụ pháp lý hoặc theo giao ước phải thanh toán cho người khác. Như vậy từ ngữ "con nợ xấu" ở đây chính là cách mô tả cô đọng, sát nghĩa nhất với báo cáo tài chính của doanh nghiệp đưa ra.

Về “nguy cơ mất vốn”, đây là thuật ngữ đề cập nợ thuộc nhóm 5, có nguy cơ mất vốn. Có nguy cơ mất vốn ở đây thể hiện khoản nợ doanh nghiệp xác định khả năng không đòi được. Và chính doanh nghiệp cũng xác định giá trị có thể thu hồi được là 0 đồng. Vì vậy, cách dùng từ này là rất chính xác.

Do vậy, Tạp chí chỉ thông tin đúng với báo cáo tài chính công khai của doanh nghiệp đã được kiểm toán nhằm làm minh bạch thị trường tài chính. Do vậy, thông tin Tạp chí đưa ra là rõ ràng, minh bạch, đúng báo cáo tài chính công khai của doanh nghiệp, không có chuyện mập mờ, khích bác, kích động, bôi nhọ doanh nghiệp như công văn quy kết.  

Thứ hai, phía doanh nghiệp cho rằng bài viết thiếu khách quan, đậm chất suy diễn, cố tình dẫn dắt người đọc,...lập lờ thông tin, gây nhầm lẫn và "đánh tráo khái niệm". Tạp chí cho rằng: Phía Central đưa ra nhận định trên hoàn toàn không có cơ sở. Như trên, đã nói Tạp chí trích dẫn những số liệu và dữ liệu từ các báo cáo tài chính công khai, nên không có chuyện như doanh nghiệp phản ánh. Phía doanh nghiệp cũng không nói rõ số liệu nào sai, hoặc không rõ ràng gây nhầm lẫn. 

Bên cạnh đó, phía Xây dựng Central cho rằng nội dung được đưa ra trong giai đoạn doanh nghiệp này đang nỗ lực cùng các tổng thầu hàng đầu khác trong liên doanh Hoa Lư tham gia đấu thầu dự án Sân bay Long Thành tiềm ẩn dấu hiệu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trên thực tế, các bài viết đều căn cứ theo báo cáo tài chính được công bố thông tin công khai trên website của các đơn vị liên quan trong bài viết, đúng sự thật và có cơ sở xác minh rõ ràng. Những quan điểm này của Xây dựng Central hoàn toàn mang tính võ đoán, không có cơ sở, tài liệu để chứng minh. Các số liệu Tạp chí đưa ra được trích từ báo cáo tài chính công khai đã được kiểm toán của doanh nghiệp, là dữ liệu mà các cơ quan ban ngành đều có thể tham khảo trong lựa chọn nhà thầu, do đó, lựa chọn hay không do các cơ quan chức năng đủ năng lực để thẩm định. 

Thứ ba, về tôn chỉ mục đích, các bài viết trên thuộc vấn đề chuyên môn về tài chính, thuế đúng tôn chỉ mục đích Tạp chí. Các thông tin tài chính đã nêu là cơ sở để làm rõ hơn vì sao Central đang nợ thuế nhiều. Cụ thể, mặc dù đang nợ thuế hàng chục tỷ đồng nhưng Xây dựng Central không thanh toán hết cho ngân sách nhà nước mà mang tiền cho Toàn Hải Vân vay. Trước đó, Toàn Hải Vân có nợ phải trả cao gấp 4,8 lần vốn chủ sở hữu.

Nợ thuế hàng chục tỷ đồng

Năm 2022, Xây dựng Central ghi nhận doanh thu tăng rất mạnh, tăng 3.977 tỷ đồng, tương đương 79% so với năm 2021 lên 9.014 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế đạt 233 tỷ đồng, tăng 115 tỷ đồng, tương đương 97,5%. Lợi nhuận bứt phá nên tiền và các khoản tương đương tiền của Xây dựng Central tăng từ 209 tỷ đồng lên 363 tỷ đồng.

Mặc dù vẫn nợ thuế hàng chục tỷ đồng nhưng Xây dựng Central không thanh toán hết cho ngân sách Nhà nước mà mang tiền cho Toàn Hải Vân vay. Trước đó, Toàn Hải Vân có nợ phải trả cao gấp 4,8 lần vốn chủ sở hữu.

Mặc dù vẫn nợ thuế hàng chục tỷ đồng nhưng Xây dựng Central không thanh toán hết cho ngân sách Nhà nước mà mang tiền cho Toàn Hải Vân vay. Trước đó, Toàn Hải Vân có nợ phải trả cao gấp 4,8 lần vốn chủ sở hữu.

Đồng thời, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng từ 416 tỷ đồng lên 430 tỷ đồng. Nguồn tiền dồi dào nhưng Xây dựng Central lại không thanh toán hết thuế. Tại ngày 31/12/2022, công ty ghi nhận 81,5 tỷ đồng thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, tăng mạnh so với con số 32,3 tỷ đồng của năm 2021.

Trong cơ cấu nợ thuế, thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 81% (tương đương 66 tỷ đồng). Trong năm 2022, chi phí thuế thu nhập phát sinh tại Xây dựng Central chỉ là 66 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Xây dựng Central ghi nhận 13,4 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân phải nộp, tăng mạnh so với con số 2,7 tỷ đồng hồi đầu năm.

Liên quan đến thu nhập cá nhân, trong năm 2022, Xây dựng Central dành 9,3 tỷ đồng cho lương và các quyền lợi gộp khác của các lãnh đạo chủ chốt, tăng mạnh so với con số 5,5 tỷ đồng của năm 2021.

Trong khi ghi nhận chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên đến 81,5 tỷ đồng thì Xây dựng Central lại dành số tiền không nhỏ để cho vay. Tại ngày 31/12/2022, khoản phải thu về cho vay ngắn hạn của công ty là 40 tỷ đồng. Bên vay 40 tỷ đồng của Xây dựng Central là Công ty cổ phần Toàn Hải Vân (Công ty Toàn Hải Vân). Đáng chú ý, trước thời điểm Xây dựng Central cho Toàn Hải Vân vay 40 tỷ đồng, Toàn Hải Vân đã "ngập" trong nợ nần với khoản nợ khổng lồ. Cụ thể, tại ngày 31/12/2021, nợ phải trả của Toàn Hải Vân lên đến 5.868 tỷ đồng, tăng 2.196 tỷ đồng, tương đương 59,8% so với năm 2020. Nợ cao gấp 4,8 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 82,9% tổng tài sản.

Trước đó, hồi đầu năm 2022, chỉ tiêu này lên đến gần 180 tỷ đồng. Toàn bộ 180 tỷ đồng này dùng để cho vay cá nhân. 

Trên đây là những thông tin phản hồi thông tin sau khi tiếp nhận công văn của Công ty cổ phần xây dựng Central. Do những thông tin Tạp chí nêu trên là đúng, trung thực, khách quan, đúng tôn chỉ mục đích nên không có cơ sở để gỡ bỏ, xin lỗi như yêu cầu của phía công ty. Tạp chí xin thông tin rõ đến quý doanh nghiệp, bạn đọc. 

BBT
Bạn đang đọc bài viết Phản hồi bài viết về Công ty Xây dựng Central tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan